Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

'Đường Lê Văn Lương là điển hình của quy hoạch bất cập'

Clock

31/03/2023

Chiều 19/7, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54/2005 của Bộ Chính trị và Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội thảo phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng. Đề cập đến những hạn chế của vùng, ông Nguyễn Duy Hưng dẫn chứng tình trạng quy hoạch lộn xộn ở Hà Nội và sự không đồng bộ hạ tầng dẫn đến mưa to là ngập lụt, tắc đường, điển hình là đường Lê Văn Lương.

Ngoài ra, phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua đặt ra nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ để lan tỏa sang các ngành kinh tế khác. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp vẫn còn lạc hậu, nguồn lực đầu tư còn thấp, tốc độ đổi mới còn chậm. Do vậy, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp còn hạn chế.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng mối liên kết vùng trong đồng bằng sông Hồng còn yếu. Kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

Phát triển đô thị phải có quy hoạch bài bản và thực hiện nghiêm quy hoạch trên cơ sở mật độ dân cư và sự phát triển của hạ tầng. Tuy nhiên, thực tế ở Hà Nội, quy hoạch cứ làm xong lại phải thay đổi, điều chỉnh theo nhà đầu tư.

"Như đường Lê Văn Lương, nhà cứ chồng lên chỉ có lợi cho nhà đầu tư, còn người dân thì khổ. Con đường đang thành điểm nóng và Chính phủ cũng nhìn thấy điều này", ông Chính nói, nêu thêm việc khu đô thị Linh Đàm, diện tích chỉ 3 ha nhưng có đến 21 nhà cao từ 40 tầng.

Góp ý về giải pháp, ông Chính cho rằng Hà Nội cần sớm hoàn thành 5 đô thị vệ tinh và khu công nghệ cao Hòa Lạc để kéo dãn mật độ học sinh, sinh viên và dân cư trong nội thành. Thành phố cũng cần chú trọng đến chính sách nhà ở đối với người thu nhập thấp khi giá trị những căn nhà ngày càng cao, vượt khỏi tầm với của người lao động.

Về phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, KTS Trần Ngọc Chính cho rằng cần thúc đẩy quá trình đô thị hóa bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, lấy việc phát triển kinh tế đô thị làm động lực phát triển kinh tế, xã hội của các vùng và cả nước.

Thứ trưởng Xây dựng Lê Quang Hùng đánh giá hệ thống hạ tầng đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng chưa đảm bảo sự kết nối giữa đô thị và nông thôn. Hạ tầng cấp thoát nước nhiều bất cập, chưa có giải pháp hữu hiệu. Tình trạng ngập úng, ùn tắc tại Hà Nội chậm được giải quyết.

Để khắc phục, ông Hùng cho rằng cần nâng cao chất lượng các quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và tỉnh thành để tái cấu trúc hệ thống đô thị phù hợp với xu thế phát triển. Xu thế mới phải đảm bảo tính liên kết lãnh thổ, hành lang kinh tế, mạng lưới hạ tầng trong khu vực giữa đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam, với các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore và khối châu Á - Thái Bình Dương.

Trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình dài khoảng 7 km, mặt cắt ngang 40 m, quy mô 6 làn xe, trong đó 2 làn dành cho BRT. Tuyến đường đi qua các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, có khoảng 60 dự án bám quanh.

Nghị quyết số 54 ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương và Vĩnh Phúc.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...