Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
21/12/2023
Khi nhắc tới nhà Rông ta đã biết ngay rằng đó là kiểu nhà tương tự như nhà sàn đúng không? Nó chính là nhà sàn đặc trưng hay còn gọi là ngôi nhà cộng đồng, là nơi sinh hoạt, tụ họp của người dân Tây Nguyên. Nhưng không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng có. Có thể tìm thấy nhiều nhà rông ở những buôn làng dân tộc như Gia Rai, Ba Na,…vùng phía Bắc Tây Nguyên. Đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía Nam Tây Nguyên trở vào thì thưa thớt dần. Nhà Rông là sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc ta. Nó gắn bó với những buôn làng ở Tây Nguyên. Mặc dù hiện nay xã hội tân tiến, những ngôi nhà hiện đại mọc lên như nấm nhưng nhà rông truyền thống vẫn được gìn giữ ở trung tâm làng. Đó cũng được xem là văn hóa tinh thần của người dân Tây Nguyên. Mặc dù không biết kiến trúc của nó có từ lúc nào. Song những người dân luôn gìn giữ cái nôi tinh thần đặc thù của Tây Nguyên.
Nhà rông Ở Tây Nguyên là ngôi nhà được sinh ra từ các buôn làng. Ngôi nhà phải đảm bảo được tiêu chí nhất định như mát mẻ vào mùa khô và ấm áp vào mùa mưa. Do vậy nó được làm từ vật liệu rất thô sơ. Những vật liệu mang mùi “cỏ cây hoa lá” được đưa vào xây dựng ngôi nhà. Những ngọn tranh, cây tre, lồ ô,… là nguyên vật liệu chính. Chúng có thể được tìm thấy nhiều ở các vùng của Tây Nguyên. Được xây dựng ở khu đất nằm trong trung tâm buôn làng, việc xây ngôi nhà có thể nói là một nghi thức trang trọng. Và theo lưu truyền khi muốn xây nhà, già làng sẽ tụ tập những người giỏi nhất để bàn bạc. Vị trí của nhà Rông sẽ ở nơi có thể dễ dàng nhìn thấy từ xa khi đi vào làng. Vì là nhà sinh hoạt tập thể nên không gian cần đủ rộng để chứa được nhiều người.
Mỗi vùng sẽ có các tập tục văn hóa và điều kiện sinh hoạt khác nhau. Do vậy tùy vào từng khu vực, nhà rông sẽ có những hình dáng và kích thước khác nhau. Người Giẻ Triêng thì thường làm nhà nhỏ. Nhà của người Xê Đăng thì rất cao. Nhưng nhìn chung thì ngôi nhà nào cũng lớn hơn với những ngôi nhà bình thường. Tính từ mặt đất đến nóc nhà Rông thường dao động khoảng 8 – 20m, phổ biến nhất là khoảng 15 – 16m, cao nhất khoảng 30m. Chiều dài nhà Rông khoảng 10m và chiều rộng hơn 4m. Tuy cao lớn như vậy nhưng trông nó rất thanh thoát. Những mái nhà xuôi dốc xuống hình lưỡi rìu vươn cao lên với tư thế hiên ngang mạnh mẽ. Chúng không phải là mặt phẳng mà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu.
Người dân mọi buôn làng đều rất coi trọng nhà rông. Hay nó còn được nhân hóa làm “trái tim” của làng. Bởi nó là biểu tượng quyền lực cho cả làng. Đây là nơi người dân được tụ họp, là nơi mọi người được gắn kết với nhau. Các lễ hội lớn, nhỏ như lễ hội như uống rượu cần, lễ hội nước giọt làng Kon Trang Lon Loi,… càng làm cho bản sắc văn hóa nhà Rông trở nên thú vị hơn.
Đang tải...