Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Quy định “thông thoáng” giúp thị trường BĐS phục hồi

Clock

11/08/2015

 

Phân khúc nhà ở có quy mô vừa và nhỏ với mức giá trên dưới 1 tỷ đồng là phân khúc phát triển bền vững, giữ vai trò trụ cột trên thị trường do đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM về tình hình thị trường BĐS tại Thành phố những tháng đầu năm 2015.

Ông Châu cho biết, trong nửa đầu năm 2015, thị trường BĐS tại TPHCM tiếp tục có sự phục hồi tích cực: lượng giao dịch BĐS tăng mạnh với khoảng 7.050 giao dịch thành công, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2014; trong khi đó giá bán BĐS có mức điều chỉnh tăng nhẹ từ 3-5%.

Phân khúc nhà ở có quy mô vừa và nhỏ với mức giá trên dưới 1 tỷ đồng là phân khúc phát triển bền vững, giữ vai trò trụ cột khi đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Phân khúc BĐS cao cấp cũng có nhiều tín hiệu khởi sắc với rất nhiều dự án được khởi công xây dựng và được chào bán trên thị trường.

Theo ông Châu, sự hồi phục của thị trường BĐS thời gian qua bắt nguồn từ hiệu quả của công tác quản lý của Nhà nước. Đặc biệt là hệ thống văn bản pháp luật đã bổ sung nhiều quy định “thông thoáng” như: cho phép Việt kiều được mua và sở hữu nhà như người trong nước, cho người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp được mua và sở hữu nhà trong các dự án nhà ở thương mại, thực hiện bảo lãnh trong bán, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai…

Hiệu quả từ những chính sách nêu trên đã góp phần tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư thứ cấp, dẫn đến lượng giao dịch BĐS tăng mạnh, tạo được sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của không ít các nhà đầu tư nước ngoài.

Về nguy cơ lặp lại “bong bóng” BĐS, Hiệp hội BĐS TPHCM cho rằng điều này rất khó xảy ra ở thời điểm hiện tại, bởi nền kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định; các biện pháp kiểm soát lạm phát, chính sách tiền tệ, quản lý tín dụng cũng đang được quản chặt chẽ và linh hoạt.

Bên cạnh đó, phân khúc BĐS cao cấp dù đang có chiều hướng phát triển khá mạnh nhưng được kiểm soát rất tốt, chưa có dấu hiệu tình trạng đầu cơ, đẩy giá ảo trên thị trường.

Đáng chú ý thời gian qua là hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án (M&A), hợp tác đầu tư phát triển dự án BĐS diễn ra mạnh giữa các doanh nghiệp, với vai trò “đầu tàu” của các doanh nghiệp có năng lực trong nước, góp phần giải quyết một phần đáng kể lượng hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường. Tại TPHCM đang có 689 dự án BĐS tạm ngưng triển khai và 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư, đây là nguồn dự án tiềm năng cho các hoạt động M&A trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý trên thị trường BĐS hiện nay là việc xuất hiện loại hình đầu tư kinh doanh BĐS của các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ phân các lô đất có diện tích từ 40-50 m2 trong các khu vực quy hoạch dân cư, bán cho người tiêu dùng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.

Hiện tượng này đang làm gia tăng tình trạng mở rộng đô thị theo kiểu "vết dầu loang", không phù hợp định hướng phát triển đô thị theo quy hoạch và theo dự án, cần được các cơ quan chức năng Thành phố có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh những tín hiệu phục hồi tích cực, thị trường vẫn còn một số hạn chế như phát triển chưa bền vững; thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập trung bình; sức mua trên thị trường còn hạn chế…

Để tiếp tục hỗ trợ thị trường BĐS phát triển ổn định, Hiệp hội BĐS TPHCM tiếp tục kiến nghị các Bộ, ngành chức năng cần khẩn trương ban hành các hướng dẫn chi tiết các luật mới được ban hành như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo hướng thông thoáng, minh bạch, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của thị trường.

Theo: baoxaydung.com.vn

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...