Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Trận bão “đắt đỏ nhất” ở Mỹ và bài học cho các đô thị Việt Nam

Clock

17/03/2015

Hậu quả của việc chậm ứng phó với BĐKH tại New Orleans

Sau tổn thất nặng nề do bão người ta bắt đầu nghi ngờ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật chống bão lụt của TP này, giải pháp mà ngày nay trong “thế kỷ biến đổi khí hậu” gọi là “giải pháp công trình”, nghĩa là sử dụng hệ thống các công trình thoát nước mưa (đê điều, mương, cống, trạm bơm nước mưa…) và giải pháp san nền/tôn nền để phòng chống ngập lụt. Tính bền vững của giải pháp truyền thống này đã không còn bền vững nữa.

Các cách tiếp cận mới bắt đầu xuất hiện, đó là “Các chiến lược cho một TP trên nền đất mềm” do trường sau đại học về thiết kế Haward và Trường Kiến trúc Tulane phối hợp nghiên cứu cho TP New Orleans với diện tích nghiên cứu là 50 nghìn ha.

Thí dụ cụ thể này cho chúng ta thấy rõ 2 điều: Một là, cán bộ giảng dạy của các trường đại học ở Châu Âu, Châu Mỹ vừa làm nhiệm vụ chính của mình ở trường đại học là giảng dạy lý thuyết về quy hoạch ứng phó với BĐKH toàn cầu, vừa tham gia các hợp đồng nghiên cứu và thiết kế quy hoạch ứng phó với BĐKH ở các đô thị cụ thể, nghĩa là kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, hợp tác quốc tế xuyên lục địa (Châu Âu hợp tác với Châu Mỹ). Hai là, cơn bão Katrina đổ vào New Orleans sau khi diễn ra hợp đồng lập dự án nghiên cứu và thiết kế các kịch bản ứng phó với BĐKH của TP New Orleans, thuộc vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mississippi (2004 - 2005), đang tích cực nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hữu hiệu ứng phó với BĐKH toàn cầu trong thế kỷ XXI.

Mặc dù vậy điều đáng tiếc đã xảy ra vào cái “tháng 8 định mệnh năm 2005”, khi mà cơn bão khủng khiếp Katrina tràn vào “TP đang sẵn sàng ứng phó với BĐKH toàn cầu” New Orleans, cướp đi sinh mạng của 1.836 người dân TP, vào lúc mà các nhà khoa học Âu - Mỹ vẫn còn đang tranh luận về “Các chiến lược cho một TP trên nền đất mềm - New Orleans” ứng phó với BĐKH! Hậu quả của việc chậm ứng phó với BĐKH đã đem lại hậu quả nghiêm trọng cho TP này.

Bài học rút ra đối với các đô thị vùng đồng bằng và duyên hải Việt Nam

Những tổn thất to lớn của TP New Orleans bởi trận bão Katrina là một sự báo động đối với các đô thị vùng đồng bằng châu thổ và duyên hải trên toàn thế giới nói chung và cho các đô thị Việt Nam nói riêng. Những kịch bản BĐKH trong tương lai cho thấy thực trạng gia tăng bão lụt sẽ vô hiệu hóa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông thường hiện nay.

Vì thế để ứng phó với thiên tai, bão lụt tương tự trong tương lai, các giải pháp sau đây cần được lựa chọn (Hill, 2009): Thiết lập một hệ thống hạ tầng vành đai cấp TP để phòng chống ngập lụt; Cải thiện quá trình sơ tán và thúc đẩy việc tổng sơ tán trong suốt thời gian bão; Khuyến khích các chủ hộ xây dựng lại những cấu trúc công trình để có thể chống chịu được những lực đẩy từ thiên nhiên trong trường hợp đê điều không còn tác dụng; “Hở hóa” các mương của TP bị lấp trong thế kỷ XX, cần được đề xuất tái tạo, chuyển đổi chúng thành những không gian đô thị hấp dẫn. Điều này dường như ngược với cách làm ở các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay: “Ngầm hóa kênh, mương đô thị”; Các mặt nước như hồ, ao, đầm lầy được lồng ghép vào quy hoạch phát triển không gian để có thể chứa nước mưa nhiều hơn; Một số công viên có thể nhân đôi khả năng trữ nước vào những tháng mùa mưa và trong các cơn bão.

Các đô thị Việt Nam cần rà soát lại cách làm hiện nay từ quy hoạch đến các dự án đầu tư xây dựng, từ văn bản pháp quy đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành… để ứng phó với BĐKH và không mắc phải những sai lầm, thảm họa như đã xảy ra ở thành phố New Orleans năm 2005.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...