Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Bộ Xây dựng chưa đồng tình áp giá trần với nhà ở xã hội

Clock

13/05/2025

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra.

Trong báo cáo thẩm định dự thảo Nghị quyết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung giá trần với nhà xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân, lao động thu nhập thấp... Bộ Tư pháp cũng cho rằng cần có quy định về "hậu kiểm" để tránh lạm dụng chính sách về nhà xã hội.

Theo quy định hiện hành, giá bán nhà xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức (không quá 10%). Giá này do UBND tỉnh thẩm duyệt, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước.

Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng cho biết việc quy định giá trần bán, cho thuê nhà xã hội "cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng".

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở 2023 quy định giá thuê nhà xã hội gồm kinh phí bảo trì, do chủ đầu tư thỏa thuận với người thuê dựa trên khung giá cho UBND cấp tỉnh quy định. Ví dụ, tại Hà Nội, khung giá cho thuê cao nhất 198.000 đồng một m2 sàn một tháng, tương đương gần 14 triệu đồng với căn 70 m2. Hay Hải Phòng cao nhất 121.900 đồng mỗi m2, tương đương hơn 8,5 triệu đồng căn 70 m2 một tháng.

Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị chưa bổ sung quy định giá trần với nhà xã hội vào dự thảo Nghị quyết. Còn quy định về "hậu kiểm" dự án nhà xã hội được Bộ này tiếp thu và bổ sung vào dự thảo.

Đề nghị của Bộ Tư pháp về việc cần xem xét quy định mức trần đối với giá bán nhà ở xã hội được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp dự án nhà xã hội mới ra mắt thời gian qua với giá bán tăng cao.

Thời gian qua, giá bán tại các dự án nhà ở xã hội liên tục tăng cao.

 

phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...