Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Chùa Giác Viên

Clock

11/12/2023

  • Tên gọi: Chùa Giác Viên (Giac Vien pagoda)

  • - Mã số: M11

  • - Vị trí công trình, hiện vật: Đường Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

  • - Tỷ lệ: 1/100

  • - Nơi trưng bày mô hình, hiện vật: Phòng trưng bày kiến trúc truyền thống Việt Nam - NECC

  • Chùa Giác Viên là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến nay ngôi chùa này đã có tuổi đời hơn 200 năm.

    Chùa Giác Viên (còn có tên là chùa Hố Đất) là một ngôi cổ tự tại TP. Hồ Chí Minh được Bộ VH – TT công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

    Chùa Giác Viên cách một ngôi chùa nổi tiếng khác là chùa Giác Lâm không xa; và hai ngôi chùa này cũng có mối liên quan mật thiết với nhau. Vào năm 1798, khi chùa Giác Lâm đang trong quá trình xây dựng lại; gỗ mua về để làm chùa được chở theo đường thủy cập bến Hố Đất. Nhà sư Viên Quang đã cho dựng một ngôi nhà nhỏ ở nơi này và nhờ một người tên Hương Đăng trông coi số gỗ được vận chuyển trước khi chở về chùa Giác Lâm xây dựng. Trong hai năm canh giữ, ông Hương Đăng đã dựng nên một cái am nhỏ thờ Bồ Tát Quan Âm vừa làm nơi tu hành; vừa để lo cho công việc. 

    Sau khi số gỗ đã chuyển hết đến chùa Giác Lâm để xây dựng; năm 1805 ông Hương Đăng thành công xin hòa thượng Viên Quang xây dựng lại cái am thành một ngôi chùa nhỏ có tên là Quan Âm viện. Mãi đến năm 1850, hòa thượng Hải Tịnh mới cho đổi tên Quan Âm viện thành chùa Giác Viên; là cái tên được nhiều người biết đến ngày nay. Vì được xây dựng cùng thời điểm với chùa Giác Lâm nên mọi người có thể nhận thấy chùa Giác Viên cũng có một số nét kiến trúc tương tự. Tuy vậy để nói là giống hoàn toàn thì không đúng; bởi mỗi ngôi chùa đều có những công trình điêu khắc nghệ thuật độc đáo riêng biệt. Chùa Giác Viên được xây dựng theo kiểu chùa cổ Nam Bộ với kiến trúc tổng thể gồm cổng tam quan, ngôi Chính điện, nhà tăng, vườn Tháp… Ngôi chùa có hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau; nếp trước là khu chính điện, thờ chư tổ; nếp sau là giảng đường, phòng khách. Hai bên có hai dãy Đông lang và Tây lang nối vào nhà chính. 

  • Chùa có 153 pho tượng và 60 phù điêu, chủ yếu là tượng gỗ, có niên đại cuối thế kỷ XIX. Mỗi hiện vật được tạo tác theo những kỹ xảo khác nhau, tạo nên sự đa dạng về phong cách lẫn đề tài. Nội dung các đề tài chạm liên quan đến Phật giáo và đời sống dân dã như người, vật, chim muôn....Tất cả đều sinh động, vui tươi, đầy sức sống. Đặc biệt bao lam bách điểu là một công trình nghệ thuật độc đáo chạm khắc 94 con chim đủ loại trong các tư thế bay, đậu, ngủ, rỉa lông, mớm mồi,...Đặc biệt chùa còn giữ được chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng vị tổ sư Hải Tịnh, và một gốc mai. Chùa được có bố cục theo kiểu chữ "trung", chiều ngang 70m, dài 58m. Phật điện được đặt giữa chùa. Hai bên có dãy nhà nối vào phần giữa bao bọc sân, trong đó trồng cây cảnh, non bộ. Ngoài ra cũng có những dãy nhà phụ làm nhà trai và bếp, trường học. đầu đặc biệt trong kiến trúc chùa là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam. Khu mộ tháp tại chùa Giác Viên, nơi yên nghỉ của các vị trụ trì trong chùa là một quần thể di tích rất độc đáo. Bắt đầu xây dựng tháp đầu tiên từ năm 1930 đến nay đã có 7 tòa tháp đang chôn cất 7 vị sư trụ trì đã qua đời.

    Trải qua các lần trung tu, chùa đã mang dáng dấp của kiến trúc phương Tây, song vẫn giữa được vẻ đẹp truyền thống của kiến trúc Nam Bộ với bộ khung cột gỗ, kèo gỗ, mái lợp ngói âm dương cổ kính.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...