Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
17/04/2025
Trong bối cảnh đó, dự án WalDeCoViet II, một sáng kiến hợp tác giữa trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học Liège (ULiège) cùng nhiều đối tác công nghiệp của Bỉ, được kỳ vọng sẽ là một điểm tựa giúp thúc đẩy chính sách tái chế CDW tại Việt Nam theo hướng bài bản và bền vững.
Dựa trên thành công của WalDeCoViet I (2022-2024), dự án giai đoạn II sẽ tiếp tục nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực tái chế CDW tại Việt Nam. Các hoạt động chính bao gồm: xây dựng mô hình kinh tế vật liệu tái chế chất lượng cao từ CDW, giúp tạo việc làm mới trong ngành Xây dựng; Hỗ trợ đào tạo 02 tiến sỹ chuyên sâu về tái chế CDW tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chứng nhận sản phẩm tái chế để đưa vào ứng dụng thực tế; Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam và vùng Wallonie nhằm chia sẻ kinh nghiệm tái chế CDW; Xây dựng các môn học, chuyên đề dành cho kỹ sư, kiến trúc sư về vật liệu tái chế.
Dự án cũng đặc biệt chú trọng đến việc kết nối các bên liên quan, từ cơ quan quản lý (Bộ Xây dựng, hiệp hội ngành) đến các doanh nghiệp sản xuất vật liệu tái chế, nhằm tạo ra hệ sinh thái bền vững cho lĩnh vực này.
Khi được triển khai, dự án không chỉ giúp giảm thiểu tác động môi trường mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Các công trình xây dựng sẽ có thêm lựa chọn về vật liệu bền vững, trong khi các kỹ sư, kiến trúc sư và doanh nghiệp trong nước được nâng cao năng lực, tiếp cận các công nghệ tiên tiến từ châu Âu.
Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý như Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam (VIBM) cùng các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề. Đồng thời, mạng lưới hợp tác quốc tế cũng được mở rộng với sự tham gia của các đối tác từ Bỉ và Campuchia, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu rộng hơn trong lĩnh vực này.
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, về phía Wallonie-Bruxelles, đóng góp của cơ quan triển khai dự án hợp tác là hỗ trợ các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp Bỉ và Việt Nam.
Đặc biệt, ULiège sẽ góp phần: Xây dựng kế hoạch và phương pháp nghiên cứu hiện trạng tiêu chuẩn hóa và chứng nhận CDW tại Việt Nam; Thành lập nhóm làm việc, phối hợp với các nhà khoa học Việt Nam viết các bài báo khoa học gửi các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, đồng thời tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia (và nếu có thể là quốc tế) về lĩnh vực quản lý và tái chế CDW tại Việt Nam.
Tổ chức các khóa học cho nghiên cứu sinh, sinh viên, đồng hướng dẫn luận án tiến sỹ về các chủ đề liên quan; Đồng hành cùng thực tập sinh/tiến sỹ Việt Nam trong thời gian lưu trú tại Bỉ; Tăng cường hợp tác khoa học và giáo dục với Việt Nam nói chung, cũng như với trường Đại học Xây dựng Hà Nội nói riêng.
Các chuyên gia hy vọng, dự án WalDeCoViet II hứa hẹn sẽ góp phần thay đổi cách tiếp cận về tái chế chất thải xây dựng tại Việt Nam, đưa lĩnh vực này trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
Dự án WalDeCoViet II được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2025-2027 về Mạng lưới phát triển vật liệu tái chế chất lượng cao: Minh chứng khả thi cho việc tái sử dụng hiệu quả chất thải rắn xây dựng tại Việt Nam. Đây là dự án song phương Việt Nam và Wallonie - Bruxelles giai đoạn 2025.
Dự án là kết quả của sự hợp tác giữa trường Đại học Xây dựng Hà Nội và trường Đại học Liege về vật liệu tái chế do Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (Wallonie Bruxelles) tài trợ. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tái chế chất thải xây dựng (CDW) tại Việt Nam.
Báo Xây dựng
Đang tải...