Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
17/12/2024
Tổ chức đào tạo về xây dựng không gian đô thị trong bối cảnh hiện đại, định hướng sản xuất vật liệu xanh vì tương lai không gian sống bền vững, thiết kế và phát triển không gian công cộng, mở rộng không gian văn hóa sáng tạo,… doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước góp sức trên hành trình tái sinh diện mạo và chất lượng sống đô thị bằng những phương diện hoạt động phong phú và ý nghĩa.
NÂNG CAO NHẬN THỨC
Các chương trình đào tạo nhằm cung cấp kiến thức về “trẻ hóa đô thị”, tạo cơ hội tiếp cận và nâng cao nhận thức cho thế hệ kiến trúc sư trẻ về những thiết kế góp phần nâng cao chất lượng không gian sống, kiến tạo môi trường sống thân thiện và bền vững. Kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững giúp “trẻ hóa” đô thị trở thành đề tài được quan tâm trong các chương trình, khóa học dành cho sinh viên kiến trúc.
Những buổi chuyên đề chuyên sâu, xuyên suốt được giảng dạy bởi các chuyên gia, kiến trúc sư uy tín về các chủ đề kiến trúc - thiết kế như: Kiến trúc và Thiết kế - Hướng tiếp cận bền vững trong Chương trình LIXIL Talent Match 2023 góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về phát triển không gian đô thị bền vững.
LIXIL Talent Match - Hành trình kết nối, cung cấp tri thức và hiện thực hóa đam mê ngành Kiến trúc - Thiết kế (Nguồn ảnh: Ban tổ chức chương trình)
Ông Uchidate Katsuaki, Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam, Đại diện Ban tổ chức LIXIL Talent Match chia sẻ: “Đối phó với những thách thức về môi trường, phát triển đô thị bền vững và xây dựng các thành phố, đô thị thông minh đang là xu hướng phát triển hiện nay. Thế hệ kiến trúc sư trẻ, đặc biệt là sinh viên ngày càng đóng vai trò quan trọng bởi đây là những chủ thể trực tiếp trong việc xây dựng và phát triển đô thị trong tương lai. Thông qua những chương trình đào tạo chuyên sâu, chúng tôi mong muốn thế hệ kiến trúc sư trẻ nâng cao nhận thức và kinh nghiệm về trẻ hóa đô thị, từ đó đóng góp ý tưởng và công sức làm thay đổi đô thị theo hướng tích cực, giàu sức sống vì một tương lai không gian sống chất lượng cho mọi người”.
GÓP TIẾNG NÓI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Góp phần hồi sinh sức sống đô thị, doanh nghiệp tích cực tham gia các Hội thảo chuyên môn với vai trò đồng hành, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023 với chủ đề “Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng: Cơ hội và thách thức” có hơn 1000 nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp kiến trúc, nội thất, xây dựng đến tham gia. Trong Tuần lễ, đại diện các doanh nghiệp mang đến nhiều chia sẻ quan trọng, cam kết đồng hành cùng ngành xây dựng chuyển đổi xanh để hướng đến mục tiêu quốc gia đạt NET ZERO CARBON vào năm 2050.
Tuần lễ công trình xanh Việt Nam 2023 thu hút sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp kiến trúc, thiết kế, xây dựng (Nguồn ảnh: Hà Nội mới)
Diễn đàn "Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023" do Bộ Xây dựng tổ chức cuối năm 2023 tại Hà Nội có sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các chuyên gia đầu ngành về phát triển đô thị.
Tọa đàm với chủ đề “Phát triển bền vững và xa hơn” do ấn bản điện tử tiếng Anh The Saigon Times thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức vào ngày 15/11/2023 thu hút đông đảo đại diện doanh nghiệp cùng chia sẻ các giải pháp từ bất động sản, sản xuất vật liệu hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững
Các doanh nghiệp đã cho thấy mối quan tâm và hành động trong việc cập nhật những xu hướng kiến trúc, nội thất mới gắn với mục tiêu sức khỏe con người và lượng phát thải ròng bằng 0, góp phần thay đổi đô thị theo hướng tích cực, mang đến không gian sống chất lượng.
Đóng góp cho sự phát triển của đô thị hiện đại, Chương trình LIXIL ALP 2023-2024 do LIXIL Việt Nam tổ chức là tiếng nói góp phần trẻ hóa và tái sinh đô thị bền vững, tạo nền tảng kết nối và cơ hội cho các đơn vị kiến trúc, thiết kế nghiên cứu các giải pháp nhằm “trẻ hoá đô thị”, kiến tạo “Tương lai không gian sống Việt Nam”. Những đề xuất, giải pháp Kiến trúc - Thiết kế được 5 công ty nghiên cứu trong Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 liên quan đến các vấn đề như: Cải tạo quỹ đất công nghiệp thành không gian văn hóa sáng tạo, phát triển không gian xanh, không gian công cộng từ những khu vực ô nhiễm; thiết kế nhà phố trong bối cảnh “không gian xen kẹt”; phát triển khu đô thị cho cư dân có thu nhập thấp…thể hiện tầm nhìn đáp ứng những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xây dựng và phát triển tương lai không gian sống khỏe, chất lượng, an toàn và tốt đẹp hơn cho người Việt.
KTS Chu Kim Đức - Đại diện Think Playgrounds trình bày nghiên cứu “Đánh thức” nơi chốn trong thành phố” tại Hội thảo cuối kỳ “Trẻ hóa đô thị - Những ý tưởng ban đầu”
KTS Vũ Việt Anh - Đại diện TA Landscape Architecture Vietnam trình bày nghiên cứu “Chuyển hóa bãi chôn lấp thành công viên xanh”
PHÁT TRIỂN DỰ ÁN XANH CHO ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
Ngày càng nhiều doanh nghiệp bất động sản chú trọng phát triển dự án xanh. Theo Bộ Xây dựng, lĩnh vực xây dựng, bất động sản tiêu thụ khoảng 37 - 40% tổng tiêu thụ năng lượng và phát thải trên 30% tổng lượng khí nhà kính. Do đó, sản xuất vật liệu xanh, phát triển công trình xanh, công trình phát thải ròng bằng không đã và đang là một trong những ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã vào cuộc trong hành trình xây dựng góp phần hướng tới mục tiêu tái sinh đô thị, mang lại diện mạo “trẻ hóa”, khỏe mạnh cho đô thị.
Sơ đồ minh họa thiết kế bền vững cho nhà máy xe lửa Gia Lâm do văn phòng PVCHB đề xuất trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024
Phương án thiết kế nhằm chuyển hóa bãi chôn lấp Gò Cát - TP Hồ Chí Minh thành công viên xanh do TA Landscape Architecture Vietnam thực hiện
Vài năm trở lại đây, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang dần hình thành nên các trung tâm mới với quỹ đất dồi dào và tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn. Các vùng đất trống “thay da đổi thịt” trở thành những đô thị xanh. Các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng các đô thị chú trọng yếu tố “xanh”, những thiết kế gần gũi với thiên nhiên, dành quỹ đất cho các công viên, vườn cảnh quan, khuôn viên ngập tràn sắc xanh, thiết kế mở đón ánh sáng và không khí tự nhiên, các thiết kế tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Theo số liệu được công bố tại Tuần lễ Công trình xanh năm 2023, tới nay, có trên 300 công trình đạt tiêu chuẩn công trình xanh. Số lượng các công trình xanh tăng lên những năm gần đây và đa dạng loại công trình từ khách sạn, trung tâm thương mại, nhà xưởng đến công trình văn phòng, trụ sở các cơ quan.
Capital Place - tòa nhà đầu tiên tại Hà Nội áp dụng tiêu chuẩn LEED Gold cho công trình xanh (Nguồn ảnh: Capital Place Hà Nội)
Năm 2022, tại sự kiện Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng đã vinh danh các tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển công trình xanh tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đó là các doanh nghiệp đã tích cực chung tay, đồng hành trong việc phát triển công trình xanh, công trình phát thải thấp, công trình tự cân bằng năng lượng.
Năm 2023, Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức sự kiện “Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển công trình xanh của ngành xây dựng”. Trong đó, Ban tổ chức đã trao giải cho: Doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư, phát triển bất động sản xanh/Đô thị xanh, thân thiện với môi trường; Thương hiệu vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường; Doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư, phát triển khu công nghiệp/bất động sản nghỉ dưỡng/nhà máy xanh, thân thiện với môi trường;
SẢN XUẤT VẬT LIỆU XANH VÀ SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã định hướng sản xuất và phát triển vật liệu xanh, nỗ lực cung cấp vật liệu nhẹ và bền vững, các hệ giải pháp không chỉ thân thiện với môi trường mà còn tiết kiệm chi phí vận hành như: gạch không nung, tre, bê tông nhẹ, tôn sinh thái, xốp cách nhiệt, hệ giải pháp tường trần thạch cao…
Đây là nền tảng góp phần vào hành trình cải thiện không gian sống và làm việc chất lượng, bền vững, giảm tác động tiêu cực tới môi trường, mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng.
Trong thiết kế nội thất, nhiều doanh nghiệp ngày càng ý thức việc ứng dụng thiết kế “xanh” trong công trình với những sản phẩm tiết kiệm năng lượng, an toàn cho sức khỏe, hướng tới mục tiêu môi trường bền vững, chú trọng trải nghiệm và cảm xúc của người dùng.
Tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng và bảo tồn tài nguyên là trách nhiệm của toàn xã hội
Đại diện thương hiệu GROHE (một trong những đơn vị tài trợ của Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024) chia sẻ: “GROHE mong muốn truyền cảm hứng sống bền vững trong bối cảnh đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian sống, môi trường và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con người. Chúng tôi phát triển những dòng sản phẩm gần gũi với người tiêu dùng, không những áp dụng các giải pháp thông minh để thúc đẩy số hóa các sản phẩm phòng tắm mà còn thân thiện với môi trường. Phát triển bền vững là yếu tố được tích hợp vào chiến lược của công ty. GROHE cam kết bảo tồn nguồn nước và tất cả các nguồn tài nguyên hướng tới thế hệ tương lai”.
Năm 2019, Diễn đàn doanh nghiệp vật liệu xây dựng do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức với chủ đề “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” đã vinh danh 51 điển hình tiên tiến trong sản xuất và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường. Trong đó có 37 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung; 4 doanh nghiệp chế tạo thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung; 5 nhà thầu thi công xây dựng các công trình sử dụng nhiều vật liệu xây không nung; 5 chủ đầu tư có các công trình sử dụng nhiều vật liệu xây không nung.
KIẾN TẠO KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
Không gian công cộng là thành phần quan trọng trong kiến trúc không gian đô thị. Các không gian công cộng cũng góp phần thúc đẩy quá trình chỉnh trang, thay đổi “bộ mặt” đô thị theo hướng trẻ hóa, từ đó nâng cao chất lượng sống đô thị. Vai trò của không gian công cộng ngày càng được nhận thức rõ rệt trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng cùng với nhiều biến động.
Trong một đô thị phát triển “chóng mặt” với những tác động của “bê tông hóa”, không gian xen kẹt, những tuyến phố đông đúc, khói bụi và ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của người dân, những không gian công cộng do các doanh nghiệp xây dựng và nhân rộng trở thành những khoảng không gian ý nghĩa, mang tính “chữa lành”, gắn kết cộng đồng và góp phần mang lại sự cân bằng, trong lành cho không gian sống.
Không gian công cộng với công viên, cây xanh, thảm xanh thực vật, hồ nước là “lá phổi” của đô thị, giúp điều hòa khí hậu, làm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người do kiến trúc (hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng bê tông, đảo nhiệt), do thời tiết (mưa, nắng thất thường gây úng ngập), do ô nhiễm không khí (bụi mịn, khí thải, chất độc hại) từ các hoạt động xây dựng, sản xuất, giao thông, sinh hoạt hàng ngày. Từ đây, kiến trúc đô thị được cải thiện theo hướng văn minh, hiện đại.
Sân chơi cho trẻ em ở bãi giữa sông Hồng do Think Playground xây dựng (Nguồn ảnh: VnExpress)
Doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds - đơn vị tư vấn thiết kế chuyên biệt trong lĩnh vực không gian chơi cho trẻ em và cải tạo không gian công cộng ở Hà Nội trong nhiều năm qua đã mang đến những sân chơi lành mạnh, thân thiện cho người dân, đặc biệt là trẻ em, góp phần tạo không gian xanh, sạch, đẹp; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Những mô hình có thể kể đến như: kiến tạo không gian chơi cho trẻ em trong các công viên có nền tảng xanh với không gian thiết kế độc đáo, phù hợp với cảnh quan, sử dụng thiết bị có chất liệu thân thiện với môi trường, những công viên xanh với vai trò bảo vệ hệ sinh thái bản địa, thay đổi cảnh quan khu vực. Think Playgrounds cũng là đơn vị tham gia nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 với đề tài: Đánh thức ‘nơi chốn’ trong thành phố.
Bờ vở sông Hồng thành công viên cây xanh - một dự án của Think Playground phối hợp thực hiện cùng chính quyền và người dân địa phương (Nguồn: Chuyên trang Nhịp sống Hà Nội - báo Hà Nội mới)
MỞ RỘNG KHÔNG GIAN VĂN HÓA SÁNG TẠO
Các không gian sáng tạo ở đô thị hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực và phong phú về loại hình như thiết kế, nghệ thuật thị giác, kiến trúc, âm nhạc, trình diễn, thủ công mỹ nghệ, điện ảnh…do các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tổ chức, điều phối. Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tính đến tháng 10/2023, thành phố có 124 không gian sáng tạo, trong đó có 82 không gian thuộc sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân
Không gian Complex 01 được xây dựng trên nền đất Nhà máy in Công đoàn cũ (Nguồn ảnh: cafebiz)
Những không gian này đóng vai trò là trung tâm của sự khéo léo và thể nghiệm, thúc đẩy kết nối, làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của đô thị, tạo sức sống cho thành phố và là chất xúc tác cho sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Cùng với định hướng của chính quyền và sự tham gia của cộng đồng, đóng góp của các doanh nghiệp với những cách thức phong phú, đa dạng trở thành chất xúc tác mạnh mẽ hồi sinh và biến đổi không gian đô thị theo hướng tích cực, tràn đầy sức sống, góp phần kiến tạo “Tương lai không gian sống Việt Nam”.
Nguồn: kienviet.net
Đang tải...