Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Nhìn lại hoạt động nghiên cứu khu tập thể nội đô qua workshop “Không gian xen kẽ”

Clock

26/08/2024

Hoạt động là cơ hội cho các nhóm sinh viên đa ngành, đặc biệt là sinh viên ngành kiến trúc nghiên cứu và khám phá những góc nhìn mới về không gian khu tập thể trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và đô thị, từ những sự quan sát cụ thể về Khu tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Workshop gợi ra “nhiều thế giới nhỏ” bằng cách cho các nhóm nghiên cứu khám phá những không gian, những điều tưởng chừng rất nhỏ bé nhưng tiềm tàng và ẩn giấu nhiều thế giới lớn hơn bên trong. 

Workshop có sự tham gia hướng dẫn của các thành viên: KTS Nguyễn Hà Thắng, KTS Nguyễn Bá Dũng, Ths.KTS Nguyễn Lê Minh Nhựt, Ths.KTS Lê Đức và Ths.KTS Nguyễn Mạnh Tuấn - Cố vấn chuyên môn. Khách mời phản biện gồm có: Ths. KTS. Hoàng Việt Dũng; Ths. KTS. Võ Duy Kim; Ths. KTS. Lê Hoàng, Đạo diễn Đỗ Văn Hoàng, Giám tuyển Lê Thuận Uyên. 

Các thành viên tham gia chương trình workshop là kiến trúc sư tại Kecho Collective, các nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Danh sách nhóm sinh viên tham gia chương trình workshop:

- Đinh Minh Thành - Năm 2, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Nguyễn Đức Mạnh - Năm 2, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Nguyễn Minh Hiệp - Năm 2, ĐH Kiến 

- Vũ Tuấn Anh - Năm 3, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Vũ Chúc Linh - Năm 4, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Lý Vũ Hạnh Nguyên - Năm 1, ĐH Xây Dựng Hà Nội

- Chu Thị Ngọc Anh - KTS tại Kecho Collective

- Đỗ Minh Nghĩa - Năm 3, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Nguyễn Bá Hùng - Năm 3, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Vũ Thị Thảo - Năm 3, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Trần Ngọc Thuấn - Năm 3, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Nguyễn Thị Thơm - Năm 2, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

- Trương Mạnh Hùng - Năm 3, Đại Học Xây Dựng Hà Nội

- Hà Thảo Chi - Năm 1, ĐH Kiến Trúc Hà Nội

Nghiên cứu thông qua cách đi, cách vẽ, cách nói, cách quay phim, chụp ảnh, cách nhảy nhót, cách hằn vết lên tường, cách đập búa, cách bắt thiêu thân, cách đóng giả loài vật, cách nhìn cây, cách treo quần áo, cách dán lỗ hay áp phích, cách đi lạc, cách đưa mâm bún chả, cách lần mò trong bóng tối, cách ngồi im trong phòng, cách sưu tập những vật không sử dụng được,.. các thành viên tham gia có thể nhìn nhận và đánh giá tương quan những điều nhỏ bé quan sát được với những điều khái quát, sâu sắc, thú vị hơn mà vẫn đậm đặc tính kiến trúc. 

Những góc nhìn khác nhau về không gian kiến trúc khu tập thể nội đô. Hình ảnh: Triệu Chiến

Sau 4 tuần nghiên cứu, các nhóm sinh viên đã đưa ra được rất nhiều góc nhìn từ bối cảnh Khu tập thể Kim Liên, từ đó gợi mở những suy tư về kiến trúc. Thông qua hoạt động workshop, các sinh viên được khuyến khích lối tư duy và thái độ nhìn nhận về kiến trúc. Không còn những suy diễn hay băn khoăn cá nhân, những điều "nôm na" và những suy diễn cũng như hành lý nặng nề mà các thành viên mang theo, các nhóm sinh viên tham gia được học hỏi lối tư duy mở, khái quát, kỹ năng trình bày và thuyết phục. Sự dịch chuyển qua lại giữa tính chính xác và sự lỏng lẻo trong quá trình nghiên cứu trở thành khởi nguồn cho triển lãm trưng bày đồ án nghiên cứu của các nhóm. 

Thành quả nghiên cứu của các nhóm sinh viên là các đồ án được trưng bày tại không gian The Outpost Art Organisation (Roman Plaza, Tố Hữu, Hà Nội). Triển lãm mang tên “Nhiều thế giới nhỏ”. 

Triển lãm trưng bày thành quả nghiên cứu khu tập thể của các nhóm sinh viên

Biên tập: Ngọc Hà

Xem đầy đủ hình ảnh trong bài tại đây:

Nguồn: kienviet.net

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...