Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Tết Hà Nội xưa làm xao xuyến lòng người: Chợ hoa nhộn nhịp, thi đấu roi trong ngày hội làng

Clock

04/02/2022

Thú chơi hoa Tết

Không chỉ là lễ vật thờ cúng hay trang trí ngày xuân, hoa Tết đối với người Hà Nội xưa còn là những biểu tượng văn hoá và việc chơi hoa ngày Tết cũng là một thú chơi tao nhã, cầu kỳ như chính cái cốt cách thanh lịch, tinh tế của mảnh đất “thượng đô kinh sư” ngàn năm văn hiến.

Một góc chợ hoa với cây quất, chậu hoa cúc và những bình hoa thủy tiên…

Hoa cúc tượng trưng cho tính khiêm tốn, điềm đạm của người quân tử; đồng thời cũng là biểu tượng của sự trường thọ, lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ. Hải đường cánh to và nụ dày với mùi hương kín đáo, cắm trong bình sứ Bát Tràng men xanh là biểu tượng của sự phúc hậu, chín chắn, mặn mà của người phụ nữ Hà Nội xưa.

Câu đối treo trước cổng nhà

Hoa đào mang khí dương, thân cành khẳng khiu, xù xì những rêu mốc của tiết đông nhưng nụ hoa hồng tươi rạo rực và lộc non xanh biếc bừng tỉnh như thời khắc chuyển mùa, biểu trưng cho uy lực của mùa xuân. Thuỷ tiên rễ trắng tinh khiết thả trong bát men trắng hoặc lọ thuỷ tinh, được gọt tỉa cầu kỳ và hãm nở đúng thời khắc giao thừa, đại diện cho cốt cách cao sang, kiêu kỳ, tinh tế của những cô con gái rượu trong các gia đình Hà Nội xưa.

Mua tranh treo Tết
Xin câu đối ngày Tết

Ẩm thực ngày Tết

Mâm cỗ tết của người Hà Nội xưa được coi là một trong những biểu tượng đặc trưng cho dịp Tết Nguyên đán bởi sự tinh tế về hình thức và cách chế biến cầu kỳ; thể hiện lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên trong lễ cúng và không khí đoàn viên của tất cả các thành viên nhiều thế hệ trong gia đình. Với những gia đình giàu có, đó là mâm cỗ “tám đĩa, tám bát”.

Cảnh gia đình sum họp

Với những gia đình không có điều kiện thì mâm cỗ Tất niên cũng tươm tất đủ đầy dẫu cho quanh năm vất vả; với các món không thể thiếu là bánh chưng, xôi gấc, gà luộc, giò, canh măng, nem rán, cá trắm đen kho… Không chỉ cỗ Tết, các món quà vặt, bánh mứt ngày Tết của người Hà Nội xưa cũng in dấu những nét đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ.

Mua hoa đào đón Tết

Hàng tháng trước Tết, người Hà Nội đã tranh thủ vỗ béo lợn, gà và tích lũy các món khô như măng, nấm hương, miến mọc, tôm he, bóng bì v.v. Còn các làng ngoại thành thì thi nhau tát ao, bắt cá chép, cá trắm to làm nồi cá kho… Các nguyên liệu làm mứt như múi khế, quả mơ, miếng bí đã được phơi khô trước đó cả tháng

>>> Xem thêm: Những hình ảnh đẹp về Tết Hà Nội xưa: Các ông đồ bày hàng cho chữ, chợ hoa Hàng Khoai, Hàng Lược

Dựng cây nêu ngày Tết.

Trong ba ngày Tết, buổi chiều thường cúng mứt, không cúng cơm. Mứt bí, mứt hạt sen, mứt lạc, mứt dứa, mứt quất, mứt gừng, mứt phật thủ, bánh phồng Vẽ, bánh huê Cầu và sấy. Bánh phồng Vẽ là thứ bánh bằng bột nếp do làng Vẽ làm, áo đường trắng, to bằng quả trứng gà, ăn giòn tan và như biến đi trong miệng, để lại một hương vị rất thanh. Bánh huê Cầu là thứ bánh cũng làm bằng bột nếp, vuông gần bằng ba ngón tay, màu vàng, xanh và đỏ, bỏ vào chảo mỡ đang sôi, bánh nở cong rất đẹp. Bánh huê Cầu do làng Xuân Cầu làm… Sấy là thịt lợn nạc đập bẹt như chiếc bánh đa nhỏ, ướp nước mắm ngào với đường và riềng rồi đem sấy khô, dùng để nhắm rượu thì ngon tuyệt.

Những người phụ nữ may vá, thêu thùa những chiếc khăn tay mới đón Tết.

Để trang hoàng nhà cửa đón Tết, các gia đình thường treo câu đối đỏ trong nhà và ngoài cổng với ước vọng cầu may mắn, bình an, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, thành công. Nếu như ở các nơi khác, người dân muốn xin chữ hay câu đối trong dịp Tết thường đến nhà các ông đồ trong vùng thì ở Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX, từ ngày 23 tháng Chạp, các ông đồ đã trải chiếu đợi khách thuê viết câu đối hoặc bán những chữ viết sẵn trên giấy điều tại phố Hàng Bồ.

 
Múa lân phiên bản của trăm năm trước.

Những người không thích các câu đối viết sẵn thì trình bày tâm tư, nguyện vọng, mong ước của gia đình trong năm mới; các ông đồ sẽ viết những câu chữ phù hợp. Ngày xuân năm mới, khách đến chơi nhà, cùng thưởng trà và bình chữ, bình câu đối Tết là một thú chơi tao nhã của người Hà Nội.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...