Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
21/12/2023
“Song long chầu nguyệt” hay còn có cách gọi khác là “lưỡng long chầu nguyệt” hay “Rồng chầu mặt nguyệt”. Là hình tượng hai con rồng uốn lượn đối diện nhau, đối xứng qua mặt nguyệt ở giữa. Biểu tượng này có thể được kết hợp cùng các hoa văn khác như vân mây, hoa sen,… nhưng chi tiết chính vẫn là đôi rồng và mặt nguyệt.
“Song long chầu nguyệt” trên bát hương mang ý nghĩa là sự quy tụ sức mạnh thiêng liêng phù trợ cho sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của âm dương ngũ hành, cho sự sống và sự sinh sôi, tượng trưng cho tài lộc, mang lại đạt cát đại lợi, quyền lực và sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế.
Lưỡng long chầu nguyệt thể hiện sức mạnh của thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh rồng trên các mái đình, đền, chùa, miếu, lưỡng long quay đầu hướng về mặt trăng. Thân hình uốn lượn 12 khúc, mắt hướng lên đầu hạ thấp biểu thị sự thuần phục. Ý chỉ sức mạnh tâm linh thần phục tự nhiên – vũ trụ. Một số biểu tượng lưỡng long chầu nguyệt mặt trăng còn được trang trí thêm ánh lửa, hoa sen, vân mây,… để làm tăng thêm phần tâm linh cao quý. Ở một số ngôi chùa mặt nguyệt có thể được thay thế bằng bánh xe Pháp Luân – đại điện cho chân lý Phật Pháp. Từ ngày xưa hình tượng Lưỡng Long Chầu Bánh Xe Pháp Luân đã được tạc khắc trên các chùa chiền miếu đền; đem lại may mắn và trấn yểm sự linh thiêng của chùa chiền.
Đang tải...