Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Mặt đá tròn chạm Rồng (Tháp Chương Sơn - Nam Định)

Clock

11/12/2023

  • Tên gọi: Mặt đá tròn chạm Rồng (The round stone surface)

  • - Mã số: H30

  • - Vị trí công trình, hiện vật: Tháp Chương Sơn, Yên Lợi,Ý Yên, Nam Định

  • - Tỷ lệ: 1/1

  • - Nơi trưng bày mô hình, hiện vật: Phòng trưng bày kiến trúc truyền thống Việt Nam - NECC

  • Mặt đá tròn trưng bày tại Bản tàng tỉnh Nam Định là hai trong số hàng trăm các cấu kiện kiến trúc bằng đá dùng để xây dựng và trang trí tháp Chương Sơn, trên đỉnh núi Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

  • Hoa văn trang trí trên mặt đá tròn chia làm hai phần: Chính giữa chạm nổi hình một con rồng. Đầu rồng ngẩng cao, mắt to tròn. Trên lông mày kết xoắn hình số 3 ngửa, trán kết xoắn hình chữ S ký hiệu của tia chớp. Hai bên dưới mang tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau uốn lượn hất ngược ra phía trước thành làn sóng. Chòm râu dưới cằm kết xoắn bay uốn ra phía sau. Mũi rồng cũng được kéo dài thành hình vòi. Từ  mũi rồng thoát ra mào có dạng ngọn lửa, được gọi là mào lửa. Miệng rồng há rộng với hai hàm có răng nhọn kéo dài uốn cong liền sát mũi đang  vờn  đớp  viên  ngọc.  

  • Thân rồng tròn lẳn, không có vảy, uốn khúc mềm mại trong khuôn hình tròn. Dọc sống lưng có một hàng vây thấp tỉa riêng từng cái, đầu vây trước tựa vào vây sau. Bụng có những đốt ngắn như bụng rắn. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba ngón. Cả bốn chân đều có dải lông dài mọc từ khuỷu hất ra phía sau và móng cong nhọn giống móng chim ưng. Phần kế tiếp là một băng cúc dây uốn lượn hình sin. Xen kẽ giữa các khúc uốn là 16 bông hoa cúc được thể hiện ở hai tư thế nhìn thẳng và nhìn nghiêng. Bao quanh phía ngoài của toàn mặt đá tròn là một vòng cánh hoa cúc rời. Mỗi cánh hoa tạo thành một múi dài 4cm trên cạnh dày của mặt đá.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...