Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Nợ phải trả VSIP tăng gần 11.000 tỷ đồng, đang đi khắp nơi gom thêm đất

Clock

21/04/2024

Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) vừa công bố báo cáo định kỳ tình hình hoạt động sản xuất năm 2023 với lãi sau thuế hơn 1.703 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2022, kéo tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ (ROE) giảm từ 16,73% xuống 11,74%.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của VSIP gần 35.175 tỷ đồng, tăng 44% so với đầu kỳ. Vốn chủ sở hữu ở mức 14.357 tỷ đồng, giảm 2%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ là 1,45 lần (cùng kỳ 0,67 lần), tương ứng nợ phải trả ở mức 20.817 tỷ đồng, tăng gần 11.000 tỷ so với cuối năm 2022.

Dư nợ trái phiếu của VSIP còn khoảng 3.000 tỷ đồng. Năm qua, doanh nghiệp đã chi 90 tỷ đồng thanh toán lãi trái phiếu.

Theo dữ liệu từ HNX, VSIP hiện còn lưu hành 3 lô trái phiếu có tổng giá trị 3.000 tỷ đồng (mỗi lô 1.000 tỷ đồng), đều có kỳ hạn 7 năm. Trong đó, 1 lô sẽ đáo hạn vào tháng 7/2028 và 2 lô còn lại đáo hạn vào tháng 9/2030.

VSIP vừa trải qua một năm 2023 đầy bận rộn. Hồi tháng 3/2023, tại Thành phố mới Bình Dương đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa VSIP với đại diện lãnh đạo 9 tỉnh thành gồm: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định để tiến hành nghiên cứu tính khả thi cho các khu công nghiệp, trung tâm đô thị và dịch vụ.

Đến cuối tháng 8, tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore, các nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ công bố biên bản hợp tác phát triển 12 dự án VSIP mới tại Nam Định, Khánh Hòa, Ninh Bình, Hải Phòng, Tây Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Quảng Ngãi, Thái Bình.

Cũng tại sự kiện, VSIP được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án mới gồm VSIP Lạng Sơn và Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2, tỉnh Bình Thuận. Cùng với đó, doanh nghiệp này cũng khởi công VSIP Cần Thơ, VSIP Bắc Ninh 2 và VSIP Nghệ An 2.

Để tiếp tục kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, VSIP đã đến một số địa phương để tìm hiểu cơ hội và đề xuất ý tưởng dự án.

Đơn cử, vào tháng 11, Liên danh Becamex IDC - VSIP - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (Mã: GVR) đã đề xuất chủ trương khảo sát, nghiên cứu phát triển hai dự án tại Khánh Hoà, gồm Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Ninh Xuân (2.340 ha) tại xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa và Khu đô thị - Dịch vụ Diên Khánh (500 ha) tại xã Diên Thạnh và xã Diên Bình, huyện Diên Khánh.

UBND tỉnh Khánh Hoà sau đó đã có văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho phép liên danh trên được nghiên cứu, khảo sát tổng thể hai dự án với tổng quy mô dự kiến khoảng 2.340 ha.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...