Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Pano 2: Định hướng phát triển không gian thành phố Hà Nội

Clock

11/12/2023

Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011: Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm: 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, thị trấn và vùng nông thôn; được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và quốc gia.

Ngoài ba trục không gian chính theo quy hoạch cũ, thành phố nghiên cứu bổ sung thêm hai trục Nhật Tân - Nội Bài và phía Nam nối trung tâm Thủ đô.

Thông tin được Viện trưởng Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy đưa ra tại thảo luận tổ về kinh tế xã hội, kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hà Nội, chiều 3/7.

Theo ông Huy, tờ trình định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065 trình HĐND thành phố xem xét thông qua lần này có một số điểm mới so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 2011 (quy hoạch 1259).

Cụ thể, quy hoạch cũ có ba trục không gian gồm sông Hồng, Hồ Tây - Ba Vì và Hồ Tây - Cổ Loa. Tờ trình lần này bổ sung hai trục Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp lên sân bay Nội Bài) và phía Nam nối trung tâm Hà Nội.

Ông Huy phân tích trục Nhật Tân - Nội Bài đã hình thành nhưng không gian hai bên đường chưa phát triển nhiều, thời gian tới sẽ có các đô thị thông minh, công trình lớn như Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, không gian xanh.

Trục không gian phía Nam thành phố hình thành trong tương lai gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính; kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư gắn với di tích Hương Sơn - Tam Chúc.

Ông Huy cho biết quy hoạch 1259 xác định Hà Nội được hình thành bởi chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, 3 thị trấn sinh thái và các thị trấn. Quy hoạch lần này cơ bản giữ nguyên mô hình nhưng điều chỉnh để hình thành hai thành phố trực thuộc Thủ đô ở phía Bắc và phía Tây.

 

Diện tích quy mô dân số ba huyện dự kiến thuộc thành phố phía Bắc. Nguồn: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Thành phố phía Bắc sông Hồng rộng 633 km2, gồm ba huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh, dân số đến năm 2045 khoảng 3,25 triệu. Trong quy hoạch 1259, Sóc Sơn là một trong 5 đô thị vệ tinh nhưng nay thành phố phía Bắc bao trùm đô thị vệ tinh này. Thành phố khai thác lợi thế sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp tạo dựng hình ảnh đô thị mới hiện đại gắn với dịch vụ cấp vùng.

Thành phố phía Tây rộng 251 km2, bao trùm hai đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Xuân Mai, phát triển mở rộng ra đến sông Tích và sông Bùi, dự kiến dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu. Thành phố phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại, sinh thái.

Hai đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên và các thị trấn sinh thái, thị trấn vẫn thực hiện theo cấu trúc trước đây.

Sáng mai 4/7, đại biểu HĐND thảo luận tờ trình chủ trương định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn 2065.

Ưu tiên phát triển các giải pháp về không gian xanh sinh thái

Tại Hội thảo, qua phân tích hiện trạng, đơn vị tư vấn đã đưa ra định hướng phát triển khu vực gồm 6 quận.

Cụ thể, về định hướng phát triển không gian sẽ chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng sống người dân. Đối với các công trình dân cư gốc được cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh nhưng được gìn giữ, bảo tồn cấu trúc truyền thống.

Tổ chức không gian được xác định trên cơ sở mạng lưới đường giao thông, kết hợp với các yếu tố cảnh quan đặc thù trên địa bàn như tổ hợp các trường đại học; các đình chùa, đền, di tích lịch sử; bệnh viện; các sông (Hồng, Tô Lịch, Nhuệ, Đáy); các công viên, hồ điều hòa…; trục sông Hồng, Hồ Tây - Ba Vì.

Phát triển trục sông Hồng gắn với lộ trình từng giai đoạn, trước mắt, ưu tiên phát triển các giải pháp về không gian xanh sinh thái, cung cấp các tiện ích, dịch vụ cộng đồng cho người dân đô thị.

Trên địa bàn quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm dải đất bãi ven sông được định hướng là không gian cây xanh.

Xây dựng hạ tầng giao thông tiếp cận gồm giao thông dọc sông, cầu qua sông, tuyến đường thủy dọc sông… gắn với các giải pháp đảm bảo hành lang thoát lũ và thích ứng với điều kiện thủy văn của sông.

Phát triển các tổ hợp kiến trúc điểm nhấn dọc sông Hồng, đồng thời, kiểm soát chặt sự chuyển đổi các khu vực hiện hữu. Kết nối không gian sinh thái sông Hồng với hệ thống các tuyến sông, mặt nước đô thị.

Đặc biệt, xây dựng khu vực Hồ Tây với chức năng là trung tâm văn hóa, công cộng, phát triển du lịch, khai thác cảnh quan, trở thành điểm nhấn của thủ đô Hà Nội. Khai thác tiềm năng to lớn (đặc biệt là tiềm năng về văn hóa) khu vực Hồ Tây góp phần phát triển Hà Nội xanh, văn minh, văn hiến, hiện đại.

Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đơn vị tư vấn cho biết, hỗ trợ phát triển bền vững, đồng bộ các thị trường tài chính, tiền tệ; thị trường chứng khoán; thị trường bất động sản; thị trường khoa học và công nghệ; thị trường lao động; thị trường dịch vụ văn hóa.

Hình thành mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đảm bảo tính thống nhất với tổng thể hệ thống thương mại của TP. Ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao; duy trì sản xuất tại các làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, trên cơ sở bảo vệ môi trường; thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm…

Phải đề cập ít nhất 3 nguồn lực: nhân lực, vật lực và tài lực

Góp ý vào phương án phát triển 6 quận được đơn vị tư vấn báo cáo, lãnh đạo các sở ngành, chuyên gia và 6 quận đều cho rằng, đánh giá hiện trạng nhiều lĩnh vực trên địa bàn các quận còn chung chung, về chỉ tiêu, định hướng phát triển cũng chưa cụ thể. Số liệu trong báo cáo chưa được cập nhật đến năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Do đó, các sở, ngành, lãnh đạo 6 quận đề nghị đơn vị tư vấn cập nhật số liệu mới, đồng thời, khảo sát kỹ hiện trạng, nghiên cứu, bổ sung những nét đặc thù, thế mạnh, lợi thế phát triển của từng địa phương nhằm hoàn thiện phương án phát triển để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô.

Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải lưu ý các quận, huyện, sở, ngành, đơn vị tư vấn, đơn vị lập Quy hoạch Thủ đô cần tiếp tục bám sát Khung định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua.

Khung định hướng này được xây dựng trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương liên quan đến Hà Nội và các chương trình công tác của thành phố theo tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; bảo đảm tuân thủ, bám sát các quy trình, nội dung, nguyên tắc theo Luật Quy hoạch.

Các đơn vị được yêu cầu thường xuyên cập nhật các nội dung mới từ quy hoạch ngành bởi Quy hoạch Thủ đô được lập khi hiện chỉ có Quy hoạch Tổng thể quốc gia và một số quy hoạch ngành khác được thông qua. Số liệu sử dụng bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, có dẫn nguồn và chốt thời gian đến năm 2022.

Ông Hà Minh Hải yêu cầu, trong báo cáo của đơn vị tư vấn, phải đề cập ít nhất 3 nguồn lực: nhân lực, vật lực và tài lực. Các quận, huyện căn cứ vào đó để cụ thể hoá các nguồn lực này. Trong các nguồn tài nguyên được nêu ra, cần nhận diện rõ nét nguồn tài nguyên nhân văn và tài nguyên số để có giải pháp sau này.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị tư vấn chú ý đề cập đến định hướng phát triển các không gian ngầm, không gian xanh, không gian số, không gian văn hóa; các trục không gian sông Hồng, sông Tô Lịch, không gian văn hóa hồ Tây… cùng nhiều nội dung cụ thể khác.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...