Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SÁT NHẬP TỈNH THEO ĐỀ XUẤT CỦA BỘ NỘI VỤ

Clock

21/02/2024

Điều kiện để được sát nhập tỉnh 

Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên.

Những tỉnh có khả năng sẽ bị sát nhập tỉnh

  • 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên, có thể bị sáp nhập gồm : tỉnh Bắc Ninh 822,7km2; tỉnh Hà Nam 860,5km2, tỉnh Hưng Yên 926km2, tỉnh Vĩnh Phúc 1.238,6km2, TP Đà Nẵng 1.285,4km2, tỉnh Ninh Bình 1.378,1km2, TP Cần Thơ 1.409km2, tỉnh Vĩnh Long 1.475km2, tỉnh Thái Bình 1.570,5km2, tỉnh Nam Định 1.652km2.

  • 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện sáp nhập gồm: tỉnh Bắc Kạn 313.905 người, tỉnh Lai Châu 460.196 người, tỉnh Cao Bằng 530.341 người, tỉnh Kon Tum 540.438 người, tỉnh Ninh Thuận 590.467 người, tỉnh Điện Biên 598.856 người, tỉnh Đắk Nông 622.168 người, tỉnh Quảng Trị 632.375 người, tỉnh Lào Cai 730.420 người, tỉnh Hậu Giang 733.017 người.

Hành trình tách nhập tỉnh thành tại Việt Nam

  • Năm 1976  : Tách Tỉnh Cao Lạng -> tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn

  • Năm 1989 :

  • Tách tỉnh Bình Trị Thiên -> tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

     

  • Tách tỉnh Nghĩa Bình -> tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định

  • Tách tỉnh Phú Khánh -> tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa

  • Năm 1991 :

  • Tách tỉnh Hà Sơn Bình -> Tỉnh Hà Tây, Hòa Bình

  • Tách tỉnh Hà Nam Ninh -> Tỉnh Nam Hà, Ninh Bình

  • Tách tỉnh Nghệ Tĩnh -> Tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh

  • Năm 1997 :

  • Tách tỉnh Bắc Thái -> Tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên

  • Tách tỉnh Hà Bắc -> Tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

  • Tách tỉnh Nam Hà -> Tỉnh Hà Nam, Nam Định

  • Tách tỉnh Hải Hưng -> Tỉnh Hải Dương, Hưng Yên.

  • Năm 2004 :

  • Tách tỉnh Đắk Lắk -> Tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông

  • Tách tỉnh Cần Thơ -> Tỉnh Hậu Giang, TP Cần Thơ ( trực thuộc trung ương )

  • Tách tỉnh Lai Châu -> Tỉnh Lai Châu, Điện Biên.

  • Năm 2008 mở rộng Hà Nội, sát nhập Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã Hòa Bình.

Những ý kiến của người dân về việc sát nhập các tỉnh

Dưới đây là một số ý kiến của người dân trên một số báo về việc sát nhập tỉnh hiện nay :

Độc giả Hoàng HG : Ủng hộ. Nhiều tỉnh dân số chưa bằng 1 quận của HN, TP HCM, khối lượng công việc lại càng ít hơn nhưng bộ máy vẫn phải đầy đủ gây lãng phí nguồn lực.

Độc giả Debra Burke : Diện tích nước Đức cũng ngang ngửa diện tích Việt Nam, nhưng ở Đức họ chỉ có 16 bang, và mỗi bang lại có nhiều thành phố. Việc sát nhập các tỉnh theo tôi cũng là 1 chủ chương tốt vì như thế sẽ tinh giản bộ máy hành chính.

Độc giả Dich phong : Tôi đồng ý việc sát nhập, nhưng theo tôi các tỉnh ko phải miền núi cần có qui mô dân số từ 2 -2,5 triệu người mới phù hợp (vì các kcn, kcx cũng đã tập trung đến 500-700 nghìn người rồi), nếu đc như vậy thì cả nc còn khoảng 40 tỉnh, tp là phù hợp hơn.

Độc giả lam doan : Đúng! Thời đại 4.0 rồi, giao thông ngày càng thuận lợi, thông tin liên lạc ngày càng nhanh chóng, bộ máy quản lý phải tinh gọn. Cần làm sớm hơn nữa.

Độc giả Thuan Huynh : Ngoài sát nhập dựa trên tiêu chí diện tích, dân số, cần xem xét đến yếu tố liên kết về kinh tế để sát nhập. Nếu nghiên cứu thấy việc sát nhập có lợi hơn cho quy hoạch đồng bộ các khu vực kinh tế thì vẫn nên sát nhập, bất kể diện tích hay dân số.

Độc giả Binhtran : Sát nhập tỉnh là đúng.Thời đại kỹ thuật số, hồ sơ quản lý điện tử, đi lại bằng máy bay, ô tô… chứ đâu phải bằng đi bộ, xe ngựa như xưa. Và quan trọng là giảm số công chức ko cần thiết.

Độc giả Đức Lợi : 10 tỉnh thành có diện tích nhỏ thì trừ Hải Phòng và Thái Bình còn 8 tỉnh còn lại đều là những tỉnh mới được tách ra (tái lập) từ 1991 đến 1997 mà!

Độc giả phamhuyhai09 : Ngoài tiêu chí dân số và diện tích, cần xét thêm tiêu chí văn hóa khi sáp nhập tỉnh. Nếu 2 tỉnh có văn hóa tương đồng thì sẽ đạt được đồng thuận cao hơn từ nhân dân. Ví dụ Bình Định với Phú Yên tương đồng văn hóa nhưng Phú Yên với Khánh Hòa thì giọng nói đã khác nhau….

Tên mới của các tỉnh khi được sát nhập theo cộng đồng mạng

Sau khi có thông tin sát nhập các tỉnh với nhau thì cộng đồng mạng bắt đầu hào hứng nghĩ ra những cái tên mới vui để đặt tên cho các tỉnh khi sát nhập với nhau như :

  • Sát nhập tỉnh Thái Bình với Hải Dương thành tỉnh Thái Bình Dương

  • Sát nhập tỉnh Hưng Yên với Thái Bình thành tỉnh Yên Bình, Bình Yên,..

  • Sát nhập tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Tĩnh

  • Sát nhập tỉnh Bình Dương với tỉnh Long An thành tỉnh Bình An

  • Sát nhập tỉnh Bắc Giang với tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh Giang Sơn

  • Sát  nhập tỉnh Hậu Giang với Cần Thơ thành tỉnh Hậu Cần..

  • Sát nhập tỉnh Cần Thơ với Tiền Giang thành tỉnh Cần Tiền

Những thông tin về đề xuất xác nhập các tỉnh lại với nhau của Bộ Nội Vụ sẽ được cập nhật liên tục trong bải viết này..

 

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...