Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
03/07/2025
Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu PCCC được xác định là thuộc về cơ quan chuyên môn về xây dựng. Đồng thời, UBND cấp tỉnh có thể phân cấp cho các đơn vị theo quy định tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP.
Công trình xây dựng thuộc diện phải kiểm tra nghiệm thu PCCC là những công trình đồng thời thuộc: Danh mục công trình cần thẩm định thiết kế về PCCC theo Phụ lục III Nghị định số 105/2025/NĐ-CP, và thuộc diện phải kiểm tra nghiệm thu xây dựng theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Nội dung và quy trình kiểm tra nghiệm thu PCCC bao gồm: Khoảng cách an toàn PCCC, Hệ thống đường bộ, bãi đỗ, khoảng trống phục vụ cứu hộ, cứu nạn, Giải pháp thoát nạn, ngăn cháy, chống cháy lan, Giải pháp chống khói, bậc chịu lửa...
Việc nghiệm thu PCCC có thể kết hợp với nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, thực hiện theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 105/2025/NĐ-CP và khoản 6 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Kết quả kiểm tra phải được thông báo bằng văn bản tới chủ đầu tư, bảo đảm đầy đủ nội dung theo quy định của cả pháp luật về PCCC và pháp luật xây dựng.
Trong trường hợp chủ đầu tư đồng thời gửi hồ sơ nghiệm thu công trình và hồ sơ nghiệm thu PCCC đến cơ quan công an, thì cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp cùng công an để thực hiện công tác kiểm tra theo đúng quy định.
Điểm mới trong Luật PCCC năm 2024: Hướng tới đơn giản hóa và phân cấp
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) mang đến một số điểm đổi mới đáng chú ý: Đồng bộ hóa khái niệm giữa "thẩm duyệt PCCC" và "thẩm định" trong pháp luật xây dựng, giúp loại bỏ chồng chéo giữa các cơ quan quản lý, đồng thời tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Phân cấp mạnh mẽ cho địa phương trong công tác kiểm định, cấp phép vật liệu và cấu kiện chống cháy. Bộ Xây dựng đang xây dựng hướng dẫn chi tiết để triển khai cơ chế này, giảm thời gian xử lý và chi phí cho doanh nghiệp.
Cơ chế cấp phép mới sẽ quy định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, đảm bảo hiệu quả quản lý nhưng vẫn tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư xây dựng diễn ra thuận lợi.
Việc hướng dẫn cụ thể quy trình nghiệm thu PCCC theo hệ thống pháp luật xây dựng không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn góp phần đảm bảo an toàn công trình, giảm thiểu rủi ro cháy nổ.
Đồng thời, việc đồng bộ hóa thủ tục và phân cấp hợp lý sẽ là một bước tiến trong cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, hạ tầng – đặc biệt trong bối cảnh hướng đến phát triển đô thị xanh và bền vững./.
Đang tải...