Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
11/12/2023
Tên gọi: Gạch hoa Cúc thời Trần (Chrysanthemum – sculpted tile of the Tran Dynasty)
- Mã số: H32
- Vị trí công trình, hiện vật: Hoàng thành Thăng Long, Số 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
- Tỷ lệ: 1/1
- Nơi trưng bày mô hình, hiện vật: Phòng trưng bày kiến trúc truyền thống Việt Nam - NECC
Nghệ thuật tạo hình trên đồ gốm thời Trần chiếm một vị trí quan trọng trong nền mĩ thuật cổ nước ta. Nó đã đặt nền móng cho sự kế thừa và phát triển trong trang trí đồ gốm Việt Nam sau này. Đồ gốm thời Trần được thừa hưởng những tinh hoa nghệ thuật của thời Lý, song kết hợp với tinh thần hào khí Đông A quật cường đã tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc với nhiều thành tựu độc đáo.
Hoa cúc là loài hoa được nằm trong “tứ quân tử” theo như quan niệm của Trung Hoa. Ở Nhật Bản, hoa cúc chỉ dành cho nhà vua và quý tộc. Ở Việt Nam, hoa cúc là loài hoa được yêu quý, bởi lẽ nó tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, chịu được giá lạnh sương sa, có nhiều màu rực rỡ và rất lâu tàn. Trong nghệ thuật trang trí gốm thời Trần sử dụng rất nhiều hình ảnh của hoa cúc để trang trí. Đặc biệt là thể loại gốm hoa nâu với các dạng sau:
+ Hoa văn hoa cúc cách điệu thành dây băng dài uốn lượn hình sin với lối nhìn nghiêng, bổ dọc, đôi khi được kết hợp cả hoa sen.
+ Hoa cúc trên gạch lát nhà có thể nằm trong bố cục hình tròn với hình bông cúc lớn ở giữa, vòng ngoài là các bông cúc nhỏ hơn ở các cạnh vuông của viên gạch. Cũng có loại trang trí thành đường dây uốn lượn với hình bông cúc được cách điệu khá cao.
+ Hoa cúc có xu hướng hiện thực, đó là hình cả cây cúc mọc lên có hoa và lá, nhiều cây cúc mọc lên với nhau tạo cảm giác như một chậu cúc tự nhiên.
Họa tiết hoa thị và hoa chanh của yếu được sử dụng trên các sản phẩm xây dựng như gạch lát, gạch phù điêu, gạch trổ thủng dùng để lợp mái hoặc ốp lát sân, tường.
Gạ̣ch hoa cúc làm bằng đấ́t nung để lát nền hoặ̣c ốp tườ̀ng (không dù̀ng để xây), hình vuông, dày cỡ 7cm, kích thướ́c 40x40, trang trí bằng hệ thống hoa văn trên bề mặt chính. Trong đó hình vuông lớn biểu trưng cho đấ́t (chứ́a đựng âm khí), bốn góc của hình vuông có́ bốn bông hoa cúc - biểu tượng của tứ tượng (khí, thủy, hỏa, thổ̉). Hình trò̀n lớn trong lò̀ng viên gạ̣ch biểu trưng cho trời (thiên) chứ́a đựng dương khí, có́ 8 bông hoa cúc - hiện thân của bát quái. Hình trò̀n nhỏ ở̉ giữ̃a có́ hai bông hoa cúc nhỏ, thể hiện sự kế́t hợp của âm dương; xung quanh viên gạ̣ch theo hình vuông là các họa tiết tinh tú. Hoa văn, họ̣a tiế́t trên viên gạ̣ch hoa cúc cho ta thấy thời nhà Trân, người Đại Việt đã thấu hiểu triết lý Âm Dương rất sâu sắc; nhìn nhận thế giới là một tổng thể hòa hợp: thái cực (âm dương) sinh lưỡ̃ng nghi (trờ̀i đấ́t), lưỡ̃ng nghi sinh tứ́ tượng, tứ́ tượng sinh bát quái, thiên biế́n vạ̣n hó́a ra mọ̣i vật trong xã hội.
Đang tải...