Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
11/12/2023
Tên gọi: Hoa văn Bát Bửu (The Eight Treasures)
- Mã số: H42
- Nơi trưng bày mô hình, hiện vật: Phòng trưng bày kiến trúc truyền thống Việt Nam - NECC
Bát bửu là đề tài xuất hiện từ lâu trong mỹ thuật cổ của dân tộc Việt Nam, trong đó người xưa “xã hội hóa”, “âm linh hóa” những đồ vật được coi là vật báu và tạo cho chúng những ngữ nghĩa, nội dung tinh thần biểu tượng khác nhau.
Theo Tầm nguyên từ điển của Bửu Kế thì bát bửu là tám thứ quý của tiên. Thường được kết thành bộ trong nghệ thuật trang trí. Mặc dù được du nhập từ Trung Hoa nhưng có thể thấy dòng chảy phát triển của bộ đề tài Bát bửu trong nghệ thuật trang trí truyền thống nói chung và nghệ thuật cung đình nhà Nguyễn nói riêng đã được Việt hóa theo tâm thức người Việt một cách nhuần nhuyễn. Thời Nguyễn là thời kì được lưu giữ nhiều nhất, hay nói cách khác hoa văn Bát Bửu đã được cung đình hoá Trong văn hoá truyền thống của Việt Nam có 3 trường phái tôn giáo cùng tồn tại, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự cộng hưởng tín ngưỡng trong văn hoá Việt. Do tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của 3 tôn giáo mà hình tượng bát bửu cũng được chia làm 3 loại: bát bửu đạo giáo, bát bửu nho giáo và bát bửu phật giáo. Tuỳ vào quan niệm của mỗi tôn giáo mà người ta sẽ đưa vào những thành tố trang trí có liên quan. Hình tượng bát bửu luôn được hợp với dải lụa mềm mại, uốn lượn hay các biến thể hoa lá cách điệu . -Nho giáo:bao gồm cặp cánh chuồn (cánh buồm) tượng trưng cho học hành đỗ dạt cao, hai cây bút, sách, kiếm, bầu rượu (bầu thái cực), lẵng hoa, lục huyền (đã rút ra khỏi bao được một nửa), kim khánh, cái quạt. -bát bửu Phật giáo: hoa văn chữ Vạn, bảo bình, hoa sen, ốc tù và, cái lọng, hồ lô, lá đề, độc lư bốn chân, bánh xe luôn hồi và một số vật khác như lá sen, nút huyền bí, cái táng, đôi cá… -Đạo giáo: Trước hết là các vật quý gắn liền với bát tiên gồm cái quạt của Chung Ly Quyền, cái nậm thần (bầu rượu) của Lý Thiết Quài, bộ sanh tiền của Tào Quốc Cựu, cái lẵng hoa của Lam Thái Hòa, ống sáo trúc và cặp roi của Hàn Tương Tử và bông sen của tiên bà duy nhất trong bát tiên là Hà Tiên Cô. Ngoài ra còn có những thống kê khác với bát bửu Đạo giáo bao gồm thêm các vật quý như nấm linh chi, quạt ba tiêu, thanh kiếm, phất trần, gậy trúc, bầu rượu, đàn tỳ bà, cái tiêu (sáo thổi dọc), dép cỏ, túi thiêng, trống cá (ngư cổ), cây thuốc...
Theo các nhà nghiên cứu, số 8 trong Bát Bửu chỉ là một con số ước lệ, tượng trưng; theo thống kê có tới gần một trăm vật khác nhau của hình tượng Bát Bửu.Nhưng khi sử dụng trong một trang trí nhất định chỉ được dùng 8 vật được chọn. Chọn 8 vật này thì sẽ không chọn những vật khác. Cũng có một số hình tượng Bát Bửu phổ biến xuất hiện trong cả Nho, Phật, Đạo giáo, tuy nhiên chúng sẽ mang ý nghĩa khác nhau tùy thuộc từng tôn giáo.
Đang tải...