Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
11/12/2023
Tên gọi: Nhà Rông dân tộc Ba Na (Bana people’s the Rong house)
- Mã số: M08
- Vị trí công trình, hiện vật: Tây Nguyên
- Tỷ lệ: 1/30
- Nơi trưng bày mô hình, hiện vật: Phòng trưng bày kiến trúc truyền thống Việt Nam - NECC
Một ngôi nhà Rông điển hình thường cao từ 15 đến 20 mét, nhưng nó cũng có thể được dựng cao tới 30 mét. Nhà Rông được coi là 'trái tim' trong mỗi ngôi làng của người Ba Na. Đây là nơi sinh hoạt chung của người dân cũng như diễn ra các sự kiện hay hội họp thường niên. Nhà Rông của người Ba Na cũng như đình làng của người Việt. Nhà Rông của người Ba Na được làm chủ yếu từ hai loại nguyên liệu chính là tre và gỗ. Hai bên mái tranh của ngôi nhà được vát nhọn xuống để tạo ra điểm nhấn đặc biệt. Bên trong, các thanh tre được buộc lại với nhau để làm trụ đỡ cho mái nhà. Nhà Rông Tây Nguyên có 2 loại là nhà rỗng trống (đực) và nhà rộng mái (cái). Trong đó, nhà rỗng đực thường to hơn, mái cao hơn, có khi cao đến 30m, và cũng nhọn hơn. Trong khi đó, nhà rộng mái nhỏ hơn, thấp hơn và các chi tiết trang trí trong nhà không cầu kỳ, công phu bằng. Về kiến trúc, nhà rộng cũng tương tự như nhà sàn nhưng lại đồ sộ hơn và đẹp hơn.
Nhà rông thường có chiều dài 10m, cao từ 15 – 16 mét và rộng hơn 4m, được dựng từ các vật liệu tự nhiên từ rừng núi như gỗ, tre, nứa, lồ ô... chứ không sử dụng các vật liệu hiện đại như sắt, thép, cũng không hề có các mối hàn, các mộng gỗ được nối lại với nhau bởi các dây lạt, mây. Về các mối buộc, mỗi tộc người sẽ có một kiểu khác nhau. Nhà rỗng thường có 2 mái chính và 2 mái phụ có hình tam giác cân, trong đó phần khung mái được tạo từ các cây dài dựng thẳng đứng (còn gọi là rùi), còn phần mái sẽ được lợp bởi lá tranh đan thành tấm, thường có độ dày khoảng 3cm. các tấm này dược cố định trên hệ thống mè, rui của khung mái, phần phía trên đỉnh nhà sẽ được đan nẹp hình hoa văn đẹp mắt. Trong những năm gần đây, nhiều ngôi nhà Rông truyền thống đã được cải tạo, sửa chữa lại bằng bê tông hay mái tôn. Khung nhà rộng được làm từ các cây gỗ quý lâu năm (thường sẽ có 8 cột). các cột này được liên kết lại với nhau theo hình thức hệ vì kèo. Trên hệ vì keo được trang trí bởi các đường chạm trổ tinh xảo thể hiện hình ảnh của các loại thú rừng những đường nét tương tự như hoa văn trên vải thổ cẩm, hình nữ thần mặt trời hay anh hùng Đam Săn... tất cả đều thể hiện được nét văn hóa đặc trưng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng cũng như văn hóa tinh thần của mỗi tộc người Hệ của của nhà rông có cửa chính và cửa phụ, trong đó cửa chính được mở ở gian giữa, còn cửa phụ được mở ở đầu hồi phía bên trái của cửa chính và trước mỗi cửa đều có hiện (tiếng đồng bào là pra). Đây chính là nơi nghỉ chân và chờ đợi khi có nhiều người ra vào trong các dịp lễ hội. Cuối cùng, phần cầu thang nhà được là từ các cây gỗ, có 7 hoặc 9 bậc. Cầu thang được trang trí tùy theo phong cách của từng tộc người. Chẳng hạn, đối với đồng bào người Ba Na thì sẽ chạm trổ hình cây rau dớn, trong khi người Ja Rai khắc hình quả bầu đựng nước, với người Xê Đăng thì lại là hình núm chiêng hoặc hình mũi thuyền.
Đang tải...