Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Mô hình Nhà Rường Huế

Clock

20/12/2023

Đây là mô hình nhà ở của gia đình ông Nguyễn Hữu Thông tại sô 313 Bùi Thị Xuân, phường Đúc, thành phố Huế.

Gọi là nhà rường bởi vì có nhiều rường cột, rường kèo, mè với lối kiến trúc theo chữ Đinh, Khẩu hoặc chữ Công. Gian trong nhà rường được tính bằng các hàng cột trong nhà, không có vách ngăn. Mặc dù chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc Trung hoa, nhưng nhà rường Huế vẫn mang nét riêng biệt của người Việt. Cái khác của mẫu thiết kế nhà rường Việt so với Trung Quốc, theo phân tích của từ điển bách khoa thế giới, thì có bốn điểm cụ thể: nhà rường cổ Việt dốc mái thẳng, dùng đòn bẩy kê đỡ mái hiên, cột to phình ở phần dưới và chạm trổ nhiều. Trung Quốc thì mái dốc võng xuống, đỡ mái hiên bằng hệ con xơn, cột thanh mã, tròn đầu và không chạm trổ mà sơn màu lòe loẹt. Vì tránh mưa bão nên ở Huế thường thiết kế nhà rường không cao, cũng là để không vượt quá chiều cao của Hiển Lâm Các – cấu trúc cao nhất trong Đại Nội. Do mái nhà có độ dốc lớn để nước mưa thoát được nhanh nên nhà rường có diện tích nhỏ. Nếu nhà đông người, gia chủ phải xây thêm các nhà phụ, nhà ngang. Để bù đắp cho sự khiêm tốn về kích thước nhà, người Huế cho chạm khảm các kèo, xà và vách ngăn. Nhà rường Huế được trang trí bằng các mảng chạm nổi tứ quý, bát bửu, hoa, lá và chữ thọ cách điệu theo lối phù trầm, chạm lộng.

Các cột cái và cột quân là ranh giới ngăn chia không gian cho ngôi nhà. Các không gian được tạo nên theo các nguyên tắc và triết lí phương Đông truyền thống. Triết lý ấy giải thích rằng vạn vật vốn sinh ra từ cái đơn thuần nhất (Thái Cực) nhưng cái đơn nhất ấy lại bao hàm hai nửa đối lợp luôn tương tác với nhau (Lưỡng Nghi). Từ đó mới tỏa ra bốn phương, tám hướng (Tứ Tượng, Bát Quái) để sinh thành muôn loài. Chính vì thế mà để dựng một ngôi nhà rường, việc đầu tiên là phải xác định được điểm trung tâm (người Huế gọi là điểm Giáp Chuông). Đây là điểm giao nhai giữa hai đường tim nhà (theo trục Bắc – Nam và trục Đông – Tây). Từ điểm này người ta mới tính ra các phía Tiền (phía trước, được xem là phía Nam), Hậu (phía sau, phía Bắc), Tả (bên trái, phía Đông) và Hữu (bên phải, phía Tây). Thiết kế nhà rường Huế thường có 5 gian, gồm 3 gian chính và 2 gian phụ (thường gọi là chai), cá biệt cũng có nhà đến 7 gian (5 gian 2 chái). Gian giữa là không gian trang trọng nhất là gian trung bố trí nơi thờ Phật và gia tiên, đây cũng là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung, phòng ăn, nơi bố trí đồ cúng trong những dịp tế lễ. Hai gian tả, hữu và 2 chái tả hữu đều bố trí phòng ngủ bằng các buồng được ngăn bằng vách ngăn.

Mỗi đòn, kèo của nhà rường Huế là một bức họa nối, với đủ loại đề tài, hoa văn Mái nhà rường được lợp bằng ngói liệt với hai lớp dày chồng lên nhau. Do vậy, mùa hè rất mát, mùa Đông thì ấm áp. Hệ mái của nhà rường Huế thường có độ dốc lớn để phù hợp với vùng đất có lượng mưa cực đoan. Nhà rường thường gồm 4 mái, lợp bằng ngói liệt hay ngói âm dương, lợp tranh. Dù lợp ngói hay lợp tranh thì mái cũng được lợp rất dày để tăng tác dụng cố định bộ khung xuống nền nhà và để cách nhiệt. Vườn xung quanh nhà rường cũng được thiết kế rất công phu, phức tạp. Ví dụ như tại đây không trồng cây tùng, bách vì đây là các loại cây chỉ trồng ở các lăng, tẩm. Nhà rường thường bố trí Đông trồng Đào, Tây trồng liễu, trước Cau sau Chuối… Nền nhà thường đắp bằng đất sạch, có trộn thêm vôi, tro để chống mối, chống ẩm và được đầm chặt bằng nhiều lớp. Có nơi, trên nền đất yếu, người ta còn biết dùng cả kỹ thuật khoan nhồi cọ để gia cường cho nền nhà.Với người giàu có, nền nhà thường được bó vỉa bằng đá thanh, đá cẩm thạch: người bình thường thì dùng đá tổ ong, đá núi hay gạch vồ để bó vỉa. Mặt nền thì lát gạch Bát Tràng, gạch hoa tráng men, thậm chí chỉ để nền đất không.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...