Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Clock

10/07/2024

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG T.p  HẢI PHÒNG

Thành phố Hải Phòng vốn là vùng đất cửa sông thuộc trấn Hải Dương, ít được các triều đại phong kiến quan tâm mở mang. Sau Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874, người Pháp chiếm đóng và bắt đầu công cuộc đô thị hóa Hải Phòng. Từ năm 1888, Hải Phòng dần phát triển nhanh chóng, rồi trở thành một trong ba đô thị loại I đầu tiên của Việt Nam. thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.

Trong quá khứ, Hải Phòng cũng là nơi có điện đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương. So với các Tp. khác Hải Phòng trước đây được quy hoạch khá hoàn thiện. Thành phố Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á - Âu. Sự pha trộn này tạo ra cho thành phố một nét đẹp đô thị riêng biệt, vừa thanh lịch, vừa mạnh mẽ. Đến nay, Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc với những biệt thự do người Pháp xây dựng vẫn được giữ nguyên về tổng thể, tập trung các cơ quan hành chính sự nghiệp. 

TP Hải Phòng có hơn 300 công trình công cộng và biệt thự kiểu Pháp. Nhiều công trình tiêu biểu như Nhà hát Lớn, Ga Hải Phòng, Thư viện quận Hồng Bàng, Bưu điện Trung tâm, Tòa Đốc lý, Bảo tàng TP và nhiều biệt thự được người Pháp xây dựng thống nhất về thiết kế, thẩm mỹ đậm phong cách châu Âu. Một số công trình có họa tiết trang trí phong cách pha trộn phương Đông, đã mang lại nét riêng, độc đáo cho quỹ di sản kiến trúc thuộc địa Pháp của TP.

Nằm ở khu vực hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển, Hải Phòng đã là một vùng đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào cho cư dân sinh sống. Tính trên toàn khu vực, thành phố có đến hơn 50 con sông lớn nhỏ trong đó có 16 con sông chính với tổng độ dài trên 300km với những cái nổi tiếng như: Sông Đá Bạc-Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình…

Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc bao quanh, xen lẫn khắp các khu vực từ nội thành đến ngoại thành, gắn kết giữa cấu trúc đô thị và kiến trúc công trình với hệ sinh thái sông nước – vốn là yếu tố tạo thị, định hình thái các tuyến phố trung tâm Hải Phòng. Những dòng sông này không chỉ mang theo nhiều giá trị văn hóa-lịch sử mà còn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố cửa biển. “Thành phố bốn phía những dòng sông”

 

* Một số hình ảnh Hải phòng qua các thời kì:

- Cảng Cửa Cấm cuối TK 19

- Ga Hải Phòng

- Nhà hát T.P công trình kiến trúc tiêu biểu đặc sắc đầu TK 19

Cùng với Nhà hát Lớn HN Nhà hát lớn T.P HCM, Nhà hát thành phố Hải Phòng là một trong ba nhà hát được Pháp xây dựng tại Đông Dương.

Hải phòng hướng đến năm 2050 là thành phố cảng lớn ở khu vực và thế giới với 3 trụ cột phát triển dịch vụ, cảng biển logistics công nghiệp xanh thông minh hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế.

- Ngày 30/03/2023 thủ tướng ban hành quyết định 323 Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm định hướng lại toàn diện thành phố từ cấu trúc, hướng phát triển không gian đô thị xác định quy mô dân số và đất đai, hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, kỹ thuật, môi trường và tạo ra công cụ quản lý vĩ mô cơ sở pháp lý để T.p Hải Phòng thực hiện thành công nghị quyết 45 của bộ chính trị.

* Vị trí và mối liên hệ vùng:

Việc điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng được nghiên cứu trong mối liên kết phát triển với thủ đô Hà Nội, vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ và trong cả nước.

 Với tầm nhìn thành phố Hải Phòng là thành phố Cửa Ngõ có vị trí và vị thế quan trọng đối với quốc gia, khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Hải Phòng nằm ở hạ lưu hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, giáp biển Đông, nên phát triển kinh tế hài hoà với bảo vệ môi trường và xã hội. Vùng hậu phương ngày càng lớn mạnh thúc đẩy các cửa ngõ mở rộng quy mô kinh tế - đô thị

* Phạm vi lập quy  hoạch:

Quy hoạch chung được  lập trên toàn bộ toàn bộ diện tích theo dịa giới hành chính thành phố Hài Phòng với tổng diện tích khoång 1.526,52 km². Thành phố hiện có 7 quận, 8 huyện với 9 thị trấn trong huyện

Tính chất:

-  Là đô thị loại I trực thuộc trung ương, một trọng điểm kinh tế biển của cả nước,giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ.

- Là thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại.

- Là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước quốc  tế.

-  Có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

 

* Tầm nhìn:

- Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá

- Động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước

- Có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững

- Kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tê bằng cả đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường hàng không và đường thủy nội địa

- Trọng điểm dịch vụ logistics và du lịch, trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển.

Tầm nhìn đến năm 2045, , Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và khu vực.

 

* Mô hình, cấu trúc không gian tổng thể:

- Thành phố Hải Phòng phát triển từ mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh" thành mô hình “Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh

- Cấu trúc không gian đô thị:  Hai vành đai - Ba hành lang - Ba trung tâm và các đô thị về tinh. Trong đó

+ Hai vành đai kinh tế gồm: (1) Vành đại kinh tê ven biển phát triển dịch vụ du lịch - đô thị hướng ra biển, (2) Vành đai kinh tế công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyên đên phía Bắc (huyện Thuỷ Nguyễn), phía Tây (đọc Quốc lộ 101 phía Nam (dọc sông Văn Úc) kết nối với mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng

+ Ba hành lang cảnh quan gồm:  Hành lang sông Cầm, sông Lạch Tray và sông Văn Úc

+ Ba trung tâm đô thị và các đô thị vệ tinh gồm:

(1) Trung tâm đô thị lịch sử (khu phố cũ có giá trị về tịch sử, kiến trúc và phụ cận) và đô thị hành chính mới Bắc sông Cầm

(3) Đô thị sản bay Tiên Lãng

 (3) Trung tâmthương mại, tài chính quốc tế (CBD) &Hải An và Dương Kinh (trong vùng sinh thái biển, nông nghiệp và nông thôn)

 

* Phân khu vực phát triển :

Vùng phát triển dựa trên cấu trúc không gian tổng thể, yêu tố địa hình cảnh quan và điều kiện thực trạng kinh tế xã hội được chia làm 06 phân khu phat triển như sau:

Phân khu 1: Phân vùng trung tâm (gồm 03 quân Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng). Thuộc khu vực đô thị nồi đồ lịch sử, tiếp giáp bờ Nam sông Cẩm, triển khai các chương trình tái thiết đồ thị Phát triển các chức năng chủ đạo vân hoa, thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí, văn phòng.

Phân khu 2: Phân vùng phía Đông và Đông Nam (gồm 04 quận Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và huyện Kiến Thuy). Có tiềm năng phát triển đô thị - dịch vụ hàng hải hướng biển Hải Phòng. Phát triển các chức năng chủ đạo: cảng, dịch vụ logistics, công nghiệp, hàng hải ứng dụng công nghệ cao, thương mại, tài chính, du lịch, giải trí, thể thao, giáo dục.

Phân khu 3: Phân vùng phía Bắc (huyện Thuỷ Nguyên). Là cửa ngõ phía Bắc thành phố kết nối với hành lang kinh tế Quốc lộ 18, có tiềm năng phát triển đô thị - công nghiệp (Bắc sông Cấm). Phát triền các chức năng chủ đạo: thành phố mới; trung tâm hành chính, chính trị thành phố; công nghiệp đa ngành, dịch vụ logistics.

Phân khu 4: Phân vùng phía Tây (gồm 2 huyện An Dương và An Lão). Là cửa ngõ phía Tây thành phố kết nối hành lang kinh tế Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng), có tiềm năng phát triển đô thị và công nghiệp. Phát triển các chức năng chủ đạo: công nghiệp đa ngành, dịch vụ logistics; giáo dục, y tế, khoa học công nghệ.

Phân khu 5: Phân khu phía Nam (gồm huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo). Là cửa ngõ phía Nam thành phố kết nối hành lang kinh tế ven biển (các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng), có tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ logistics, cảng hàng không quốc tế, nông nghiệp sinh thái.

 

Phân khu 6: Phân vùng biển đảo (gồm huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ). Là cửa ngõ phía Đông thành phố kết nối với hàng lang hàng hải quốc tế và hàng lang sinh thái biển đảo Hạ Long - Cát Bà Bạch Long Vĩ. Phát triển các chức năng chủ đạo: dịch vụ hàng hải, du lịch, giải trí..

 

Khung tổng thể thiết kế đô thị:

- Hình thành vành đai công nghiệp, để tăng diện tích đất công nghiệp, không ảnh hưởng đế hệ sinh thái biển

- Hình thành vành đai dịch vụ - đô thị với các hạt nhân trung tâm đô thị hướng ra biển Hải Phòng, sẽ kết nối các khu bến cảng xây dựng hình ảnh thương hiệu đô thị cảng biển, và tạo nên cơ hội mới thúc đẩy Đồ Sơn, Cát Bà phát triển du lịch.

- Các dải đô thị dọc sông Cấm, lạch Tray, văn Úc t ụ v ề p h í a b i ể n H ả i Phòng, hình thành các quảng t rường đô thị biển phát triển các khu g i ả i t r í d u l ị c h c h ấ t lượng cao, tạo nên cơ hội cải thiện môi trường vùng biển nông và phục hồi sinh thái các khu rừng ngập mặn. Thúc

- Các thị trấn - đô thị vệ tinh sẽ được phân công chức năng cụ thể để thúc đẩy vùng nông thôn tham gia vào quá trình tăng trưởng đô thị hoá Hải phòng.

Phân vùng quản lý đô thị:

+ khu vực đô thị trung tâm gồm:

-  Khu vực đô thị nội đô lịch sử (thuộc các quân Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền).

- Khu vực đô thị mở rộng phía Bắc (thuộc vùng phía Nam huyện Thuỷ Nguyên)

- Khu vực đô thị mở rộng phía Nam và Đông Nam (quân Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy)

+ Vùng nông thôn gồm:

          Khu vực ngoại thị các huyên (dự kiến) Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. An Lão, các xã phía Bắc huyện Thủy Nguyên và huyện đảo Bạch Long Vĩ.

+ Khu vực phát triển:

- Khu vực phát triển phía Đông (huyện Cát Hải),

- Khu vực phát triển sau năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (phía Đông huyên Tiên Lãng) và cửa sông Văn Úc

Hải phòng đã có thời gian là trung tâm công nghiệp cảng biển nên môi trường rất ô nhiễm cùng với thay đổi mô hình tăng trưởng nên thành phố rất chú trọng với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, triển khai đồng bộ tái chế chất thải rắn nước thải đô thị bằng công nghệ hiện đại.

1. Giao thông

- Đầu tư xây dựng các bến của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, từng bước mở rộng theo quy hoạch; xây dựng cảng hàng lỏng và cảng tổng hợp tại đảo Cái Tráp; nghiên cứu xây dựng quân cảng Nam Đồ Sơn.

- Đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt kết nối Cảng quốc tế Hải Phòng; nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, trong đó có các tuyến tàu điện ngầm nội đô.

  • Hải phòng đã có thời gian là trung tâm công nghiệp cảng biển nên môi trường rất ô nhiễm cùng với thay đổi mô hình tăng trưởng nên thành phố rất chú trọng với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, triển khai đồng bộ tái chế chất thải rắn nước thải đô thị bằng công nghệ hiện đại.

 

2. Định hướng phát triển cao độ nền và thoát nước mặt đô thị

Cải tạo, nâng cấp các tuyến đê sông chính theo cao trình được duyệt.

Cấm xây dựng trong chỉ giới thoát lũ theo quy hoạch thoát lũ đã được duyệt. Nâng cấp, phát huy các trục tiêu hở khi phát triển đô thị.

Xây mới và nâng cấp các trạm bơm tiêu úng đô thị đặt ven sông chính.

- Quy hoạch thoát nước mặt:

+ Hệ thống: sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng (đối với khu đô thị cũ), thoát nước riêng (đối với khu đô thị xây dựng mới)

+ Mạng lưới: Dùng cống ngầm, mương nắp đan cho khu dân cư tập trung; mương hở, đối với khu công nghiệp và đường ngoài đô thị.

+ Lưu vực: toàn thành phố được chia làm 07 lưu vực thoát nước chính: ra sông Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Hóa và ra Biển Đông.

3. Định hướng cấp nước mặt đô thị

Nhu cầu: Đến năm 2025: khoảng 1.050.000m3/ngđ (Công nghiệp khoảng 241.500m3/ngđ) Đến năm 2035: khoảng 1.605.000m3/ngđ (Công nghiệp khoảng 343.500m3/ngđ)

Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt trên địa bàn thành ph

4. Định hướng pt hệ thống nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang

- PT hệ thống nước thải:

Nước thải sinh hoạt: Thoát nước thải: Tổng lượng nước thải đến năm 2030 khoảng 810.000 m³/ngày đêm (trong đó: nước thải sinh hoạt khoảng 568.000m³/ngày, nước thải công nghiệp khoảng 242.000m³/ngày). Đến năm 2040 khoảng 1.250.000 m³/ngày.

- Quản lý chất thải rắn:

+ Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2040 khoảng 6.900 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp đến năm 2040 khoảng 9.000 tấn/ngày.

+ Quy hoạch mới, nâng cấp mỗi đô thị cấp huyện xây dựng 01 khu xử lý chất thải rắn, quy mô khoảng từ 10 - 30 ha sử dụng trong giai đoạn ngắn hạn, tương lai dài hạn đưa về xử lý tập trung tại các khu xử lý cấp vùng.

- Quy hoạch nghĩa trang:          

5. Định hướng hệ thống cấp điện:

Tổng nhu cầu cấp điện đến năm 2030 là 4.200MW, (5.500MVA); đến năm 2040 jà 5.500MW (7.200MVA). Xây mới nhà máy điện LNG Hải Phòng 1; LNG Hải Phòng 2; LNG Hải Phòng 3 và LNG Hải Phòng 4. ... đảm bảo công suất theo định hướng quy hoạch chuyên ngành. Khuyến khích các dự án đốt rác phát điện và ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời

6.  Định hướng Thông tin liên lạc

Đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu về dịch vụ thông tin, viễn thông của người dân và các hoạt động trên địa bàn thành phố. Xây dựng mới và cải tạo dung lượng mạng lưới cáp quang tốc độ cao phủ khắp thành phố, đặt trung tâm mạng ở tất cả các quận huyện.

 

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...