Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia

Mô hình hiện trạng và tương lai gần của trung tâm thủ đô Hà Nội

Clock

11/12/2023

Mô hình hiện trạng và tương lai gần của trung tâm thủ đô Hà Nội

Chào mừng các bạn đến với Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của một đất nước có bốn ngàn năm lịch sử, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trước mắt các bạn là mô hình hiện trạng và tương lai gần của trung tâm thủ đô Hà Nội, trái tim kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.Mô hình có diện tích 710m2, mỗi chiều rộng 26.5m, diện tích thực tế căn cứ để làm mô hình là 400km2, mỗi chiều rộng 20km. Phía bắc của mô hình là khu vực Đông Anh, phía đông là Gia Lâm, Long Biên, phía nam là Thanh Trì, phía tây là  Đan Phượng, Hoài Đức và Hà Đông. Phía trong là khu vực nội đô lịch sử gồm 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Ngoài ra, trong mô hình còn có khu vực khác là quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và quận Từ Liêm.

Hà Nội xưa kia là một vùng đất cổ, nằm trong vùng đồng bằng trù phú của sông Hồng. Phía bắc được chọn để xây dựng thành Cổ Loa, kinh đô cổ nhất của nước Việt Nam. Nơi đây đã từng được nhiều triều đại lựa chọn để dựng La Thành, sau đổi tên thành thành Đại La. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn đã chỉ rõ trong chiếu dời đô rằng đất này ở chỗ trung tâm trời đất, có thế rồng chầu hổ phục, đúng vị trí giữa bốn phương nam bắc đông tây, tiện hình thế núi sông sau trước, tiện để làm chỗ kinh sư cho muôn đời. Kinh đô Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên, xây dựng và phát triển từ đó. Thăng Long không chỉ là quốc đô mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của cả nước, biểu trưng cho một thời kỳ phát triển phồn thịnh bậc nhất của kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Đây cũng là một mốc son quan trọng đánh dấu lịch sử phát triển và hình thành của Hà Nội sau này. Năm 1831, do tiến trình lịch sử, Thăng Long đổi tên là Hà Nội với ý nghĩa là thành phố trong lòng sông, nói lên lịch sử hình thành của mảnh đất gắn với sự bồi tụ của các con sông Hồng, sông Đuống, sông Tô Lịch, Kim Ngưu. Có thể nói sông, hồ, mặt nước là một yếu tố đặc trưng của Hà Nội, khởi thuỷ cho sự phát triển đô thị của vùng đất này. Sông Hồng, con sông lớn nhất miền Bắc chảy qua địa phận Hà Nội không chỉ đóng vai trò giao thông thuỷ, làm nên kinh thành phồn hoa, đô hội, tấp nập Thăng Long kẻ chợ xưa kia mà còn là một yếu tố quan trọng bồi lên một vùng phù sa màu mỡ, làm tiền đề phát triển cho thủ đô. Nhiều dự án nghiên cứu, cải tạo và phát triển đô thị hai bên bờ sông Hồng đã được đề xuất. Ý tưởng sông Hồng là trục cảnh quan xanh của Hà Nội tương lai. Nếu như sông Hồng là con sông tiêu biểu cho Hà Nội thì hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây là những hồ không thể không nhắc tên khi nói về Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là hồ Gươm nằm ở trung tâm thành phố là biểu tượng thiêng liêng của người Hà Nội. Hồ được gắn với huyền thoại về vua Lê Thái Tổ, người sáng lập nhà Lê, phục hưng đất nước, giải phóng dân tộc, trả lại gươm thần cho rùa vàng, sau được thần rùa trao gươm cho đi bảo vệ bờ cõi. Huyền thoại hồ Gươm thể hiện ước muốn hoà bình của một dân tộc yêu chuộng hoà bình. Cũng vì thế mà Hà Nội được vinh danh là thành phố vì hoà bình.

Hồ Tây là hồ lớn nhất trong nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500 ha, lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây xưa nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long, do con sông Hồng đổ vào mà thành. Nay hồ đã nằm gọn trong lòng Hà Nội. Xung quanh hồ có nhiều di tích đình chùa thắng cảnh nổi tiếng tạo nên một bức tranh phong cảnh nên thơ của Hà Nội. Hà Nội còn rất nhiều hồ khác nữa. Các hồ này đều được gắn với công viên cây xanh, là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của thành phố.

Bên cạnh sông hồ,một yếu tố tự nhiên nữa góp phần tạo nên cấu trúc của Hà Nội là núi và đồi. Diện tích đồi núi của Hà Nội phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Bây giờ ta hãy đi vào các vùng phát triển đô thị đặc trưng của Hà Nội xưa. Điểm đến đầu tiên là Hoàng Thành Thăng Long. Hoàng Thành được xây dựng trên nền của thành Đại La theo mô hình tam trùng thành quách. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đến thời nhà Nguyễn, thành được xây lại theo thức vua ban của Pháp với 5 cửa ở phía Đông, Tây, Bắc, Nam, Đông Nam. Bên ngoài thành có hào rộng, thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Theo thời gian, Hoàng Thành có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, cho đến nay, đây vẫn là khu vực thiêng liêng, với sự toạ lạc của lăng Hồ Chủ tịch, đài liệt sỹ vô danh và là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, nhà nước và chính phủ Việt Nam gọi là khu trung tâm chính trị Ba Đình. Nơi đây lần đầu tiên chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày 02/09/1945, khai sinh ra nước VN dân chủ công hoà. Ngày nay, đây vẫn là nơi diễn ra các sự kiện chính trị, các sự kiện văn hoá quan trọng và luôn là điểm dừng chân hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Từ tháng 12 năm 2002, khoảng hơn 19 nghìn m2 thuộc hoàng thành đã được khai quật, phát lộ một phước hệ di tích di vật đa dạng, có từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 19. Ngày 01/08/2010, Hoàng thành đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Đi xuống 1 chút về phía Nam kinh thành Thăng Long là quần thể Văn Miếu Quốc TGiám, trường đại học đầu tiên của VN, nơi ghi danh bảng vàng tiến sỹ cho những nhân tài của đất nước, hội tụ nguyên khí của quốc gia, làm nên 1 thủ đô văn hiến.

Tiếp theo, trước mắt bạn là khu phố cổ Hà Nội. Đây còn được gọi là khu 36 phố phường. Đây là một khu đặc trưng của đất Thăng Long kẻ chợ xưa, hình thành từ thời Lý Trần trên  cơ sở các phường nghề buôn bán. Vì vậy, các con phố ở đây nhỏ bé, quanh co tự nhiên tạo nên 1 quần thể kiến trúc độc đáo. Mái ngói lô xô, những dãy nhà hình ống san sát nhau nhằm phục vụ cho lối sống vừa ở vừa buôn bán của cư dân đô thị xưa. Khu phố cổ hiện nay vẫn là những ngôi nhà hình ống vừa ở vừa để buôn bán nhưng diện mạo kiến trúc của phố đã bị biến đổi nhiều. Mặc dù vậy, khu 36 phố phường vẫn là điểm thu hút du khách bậc nhất của HN. Từ phố cổ đi về phía Nam ta sẽ đến khu phố cũ. Các khu phố ở đây được xây dựng và phát triển trong thời kỳ pháp thuộc và theo lối ô bàn cờ với lối kiến trúc pháp, thể hiện một bước phát triển đáng kể của tiến trình đô thị hoá, và là sự hội nhập của văn hoá phương đông và phương tây. Traí ngược với khu phố cũ là khu vực làng xóm trong phố và phố trong làng cũng là 1 nét đặc trưng của HN. Đây là minh chứng cho quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã biến nhiều ngôi làng Việt truyền thống nằm gọn trong lòng HN và trở thành những phố làng. Hiện nay trong nội thành HN, các làng đã được định hướng trở thành các làng nghề, làng du lịch, đóng góp vào sự phát triển của thành phố như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng giấy Yên Thái, làng hoa Ngọc Hà, Nghi Tàm, Quảng Bá. Với truyền thống văn hoá thờ tự, HN sở hữu trong mình những công trình tôn giáo tín ngưỡng cổ kính. Đó là hàng ngàn ngôi chùa, đình, nhà thờ và các công trình tôn giáo khác rải rác trong các khu dân cư đô thị. Đặc biệt trong số đó phải kể đến chùa Một cột, biểu tượng của nét kiến trúc độc đáo thời Lý, Thăng Long tứ trấn, biểu tượng dấu mốc định hình long mạch của kinh kỳ, là nét đẹp trong việc tôn vinh 4 vị thần linh trấn cửa thành xưa. Ở phía bắc có đền Quán Thánh, phía nam có đền Kim Liên, phía tây có đền Voi phục, đền Bạch Mã trấn ở phía Đông. Cùng với hệ thống đền chùa, Hà Nội còn có các nhà thờ thiên chúa giáo nổi tiếng được xây dựng trong thời Pháp thuộc. Kiến trúc đặc sắc, nổi bật trong đó là nhà thờ lớn, nhà thờ cửa bắc, nhà thờ Hàm Long. Sau năm 1954, và bước vào thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu ở của người dân, nhiều mô hình nhà tập thể được xây dựng đồng bộ với trường học, nhà trẻ, nhà ăn tập thể gọi là các tiểu khu nhà ở. Điển hình là các khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Giảng Võ, Thành Công. Bước vào thời kỳ đổi mới 1986, khu vực nội đô với 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành nằm chủ yếu ở phía trong đường vành đai 2, diện mạo đô thị còn hết sức giản dị, nghèo nàn, không nhà cao tầng, chưa có đường phố lớn. Công trình lớn mới chỉ có cung văn hóa hữu nghị Việt xô. Cuối thập niên 1990 sang đầu thập niên 2000, HN đã dần biến đổi với những tiện nghi về hạ tầng đô thị và nhà ở. Các khu đô thị sinh thái đã xuất hiện ngày 1 nhiều. Khu Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Định Công, Linh Đàm, làm cho bức tranh nhà ở của thủ đô thêm phong phú. Giờ đây, sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, HN đã thực sự được thay da đổi thịt, mở rộng đáng kể trước tiến trình đô thị hoá mạnh mẽ trước sức ép của sự gia tăng dân số. Không gian nội thành HN đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các vùng ngoại thành trước kia. Các cơ quan chính trị quan trọng, các công trình văn hoá, trường học, trung tâm y tế hầu hết hiện nay đều nằm ở trung tâm thành phố, hiện gây áp lực quá tải lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu sống của người dân, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị đang được nghiên cứu để ngày 1 hoàn thiện, đảm bảo tiện ích tối đa trong thành phố. Trong tương lai không xa, HN sẽ từng bước hoàn thiện các đường vành đai mở rộng thêm các đường hướng tâm và hệ thống cầu nối đôi bờ sông Hồng. Thêm vào đó, các dự án đường sắt trên cao, đường sắt ngầm, các tuyến xe buýt nhanh cũng đang trong quá trình triển khai, đảm bảo cấu trúc đô thị được liền mạch, thông suốt. Hệ thống giao thông tĩnh như nhà ga, đường sắt, bãi đỗ xe cũng đang được quy hoạch, đảm bảo phù hợp với quy hoạch của thành phố.  Hình ảnh của HN cũng được thay đổi đáng kể với sự hiện của dự án công trình hiện đại, được xây dựng với công nghệ tiên tiến. Đó là các nhà thi đấu, các trụ sở hành chính, các trung tâm thương mại, văn phòng cao tầng, những khách sạn sang trọng, các trung tâm vui chơi giải trí, công trình nhà ở và nhiều công trình khác nữa. Đây là sự phát triển tạo nên sức cạnh tranh cho thủ đô HN, theo xu hướng hội nhập quốc tế. Trung tâm hội nghị quốc gia đã xây dựng kịp thời phục vụ hội nghị APEC tổ chức lần đầu ở VN. Hệ thống công viên cây xanh đa dạng như Bách Thảo, Thống Nhất, Thủ Lệ, Yên Sở, Linh Đàm, kết hợp với hệ thống những hồ nước cũng là 1 yếu tố quan trọng tạo nên một sắc thái riêng cho HN, làm nên 1 HN xanh, thủ đô văn hiến. Hàng nghìn công trình và dự án mới, sản phẩm từ trái tim, khối óc của nhân dân đang  và sẽ được dựng xây để HN tương lai thực sự là thủ đô xanh, văn minh, hiện đại và văn hiến./.

Liên hệ đặt dịch vụ

Đối tác

Bộ Xây Dựng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) Trường Đại học  Nguyễn Trãi Đối tác 1 Đối tác 3 Đối tác 2
phone mess zalo
top
Thông báo
Đóng

Đang tải...