Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
11/12/2023
Về quy hoạch mạng lưới y tế, các đại biểu quan tâm nhiều đến việc giải quyết tình trạng quá tải cho các bệnh viện. Đại biểu Đặng Đình An – Đống Đa cho rằng, việc xây mới bệnh viện chỉ góp phần giảm thiểu chứ không giải quyết được tận gốc tình trạng quá tải. Do đó, cần nâng cấp hệ thống y tế cấp xã, phường, làm sao để các cơ sở này đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho người dân thì người dân sẽ đến đây trước tiên, tránh dồn vào các bệnh viện lớn.
Một số đại biểu cũng góp ý, chỉ tiêu xây dựng 10 bệnh viện trong giai đoạn 2011-2015 là khó khả thi và đề nghị có giải pháp cụ thể để thực hiện chỉ tiêu này. Đồng thời, cần phân bố hợp lý hơn các bệnh viện trong khu vực, nghiên cứu điều chỉnh tăng quy mô diện tích bệnh viện từ 10-15ha/bệnh viện để đảm bảo lâu dài; nâng cao khả năng dự báo và kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Làm rõ thêm một số vấn đề, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền nhất trí, nâng cao chất lượng y tế cơ sở là cần thiết bởi các cơ sở này làm rất nhiều nhiệm vụ.
Về đào tạo nguồn lực y bác sĩ cho quy hoạch, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhất trí cần phải có trường ĐH y dược của riêng Thủ đô để Hà Nội có thể chủ động về nguồn nhân lực, nhưng trước mắt, khi chưa xây dựng được, Thành phố sẽ phối hợp đào tạo với các cơ sở khác.
Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, Nghị quyết về quy hoạch phát triển hệ thống y tế Hà Nội đã được thông qua với tỷ lệ hơn 87% đại biểu tán thành.
Thảo luận về Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch mạng lưới trường học của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chí xây dựng các trường chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế, giải pháp sử dụng quỹ đất 5% của các xã cho dịch vụ công cộng, chủ trương xã hội hóa giáo dục, chất lượng giáo dục thể chất…
Giải trình về các nội dung trên, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết, quy trình làm quy hoạch giáo dục Thủ đô đã được thực hiện rất chặt chẽ, có khảo sát từng quận, huyện và lấy ý kiến của các ban, ngành cũng như đánh giá thực trạng giáo dục của từng địa phương. Thành phố cũng đã căn cứ vào các văn bản pháp lý quy hoạch, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và quy mô dân số trong tương lai để tính toán số trường theo nhu cầu và có lộ trình triển khai theo từng giai đoạn. Với sự quyết tâm chính trị của toàn hệ thống, Giám đốc Sở tin rằng quy hoạch sẽ có tính khả thi.
Giám đốc Sở cũng cho biết, việc xây mới các trường hiện đang gặp khó khăn do thiếu quỹ đất. Giám đốc Sở lưu ý, Hà Nội thiếu trường học công lập chứ không phải học sinh không có chỗ học. Điều này cũng có phần xuất phát từ nhu cầu của người dân, vì hầu hết các gia đình mong muốn cho con em vào học trường công lập, trong khi, theo quy định, tỷ lệ các cháu học ngoài công lập đối với trẻ mẫu giáo là 70%, còn ở độ tuổi nhà trẻ là 80%. Do đó, Hà Nội phải rất cố gắng mới đạt được tỷ lệ trẻ mầm non học công lập là 85%.
Cũng theo Giám đốc Sở, hiện Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chuẩn về trường chất lượng cao để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu được thông qua, Hà Nội sẽ từng bước triển khai thực hiện.
Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, Nghị quyết về lĩnh vực phát triển giáo dục Thủ đô đã được các đại biểu HĐND Thành phố nhất trí thông qua với tỷ lệ 90,5%.
Một số chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch phát triển
|
Đang tải...