Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
11/12/2023
Khu vực lập Quy hoạch thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, diện tích 18,353ha, bao gồm 2 khu: Khu Thành cổ Hà Nội và Khu Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Quy hoạch có định hướng tổng thể nhằm kết nối các di sản, di tích, kiến trúc trong không gian cảnh quan chung, phù hợp với tính chất của khu vực có di sản, di tích, tổ chức trưng bày hiện vật và di chỉ khảo cổ học, bố trí các khu vực chức năng phụ trợ phục vụ công tác quản lý Khu di tích, kết nối hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình và các khu vực xung quanh.
Theo Quyết định, cơ quan chức năng sẽ tiến hành phân nhóm các di tích, công trình kiến trúc theo giá trị và tính chất để đề xuất các giải pháp bảo tồn, ứng xử, gồm: Nhóm các công trình di tích lịch sử - văn hóa bao gồm các công trình, nhóm các di tích, công trình kiến trúc lịch sử cách mạng, nhóm công trình kiến trúc xây dựng thời Pháp thuộc và các giai đoạn sau, các công trình tạm, không có giá trị, nhà cấp 4 mới được xây dựng sau này không thuộc diện công trình cần bảo tồn, tôn tạo.
Bộ Xây dựng yêu cầu bảo vệ và giữ lại các cây xanh lâu năm hiện trạng trong phạm vi Khu di tích, bổ sung cây xanh phù hợp với di tích, thay thế cây bị mối mọt, không an toàn, có khả năng bị gãy đổ. Bên cạnh đó, khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng, bổ sung cây mới phải có thiết kế xác định vị trí, chủng loại, kích cỡ, tính chất của chủng loại cây…
Quy hoạch hạ tầng giao thông khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu di tích với hệ thống hạ tầng chung Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình - Hà Nội. Các tuyến đường Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương đều sử dụng để tiếp cận Khu di tích. Sân đường nội bộ được quy hoạch trên cơ sở nâng cấp các tuyến đường hiện trạng, khai thông các lối đi qua Cổng Hành Cung, mở các lối đi trên trục chính để kết nối các điểm di tích quan trọng từ Kỳ Đài đến Bắc Môn.
Các điểm đỗ, đón, trả khách tham quan được bố trí phù hợp theo chương trình tổ chức sự kiện trong năm và ngày thường.
Bộ Xây dựng yêu cầu việc triển khai đầu tư xây dựng phải có các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu như: Phải có công nghệ thi công, biện pháp và tổ chức thi công được duyệt, không cho phép ảnh hưởng tới các di tích và các di chỉ khảo cổ, các giải pháp giảm thiểu độ rung, tiếng ồn, khói bụi, rác thải phát sinh trong quá trình thi công, chống ô nhiễm từ chất thải rắn, không khí, nguồn nước. Đồng thời, phải lắp đặt các điểm quan trắc môi trường tại các điểm di tích và các di chỉ khảo cổ học nhằm quan sát, đánh giá các biến động trong quá trình vận hành quản lý khu di tích.
Bộ Xây dựng là đơn vị chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch. UBND Thành phố Hà Nội tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch theo quy định hiện hành, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy hoạch và chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố phối hợp với Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) trong quá trình triển khai thực hiện.
hằm phát huy những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long, thời gian qua, thành phố Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long đã thực hiện các giải pháp khác nhau, trong đó có đẩy mạnh hoạt động du lịch để công chúng có nhiều cơ hội tiếp cận và tìm hiểu ý nghĩa di sản đặc biệt này.
Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội, gần nhiều điểm di tích nổi tiếng khác như Lăng Bác, Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Phố cổ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, làng cổ Đông Ngạc…, Hoàng thành Thăng Long có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối với các điểm đến khác, hình thành những tour, tuyến đặc sắc.
Từ một khu di tích “kín cổng cao tường”, đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn của thủ đô; mức thu tăng trung bình mỗi năm gần 30%.
Từ năm 2013, di sản văn hóa đặc biệt này bắt đầu đón khách tham quan. Từ một khu di tích “kín cổng cao tường”, đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn của thủ đô; mức thu tăng trung bình mỗi năm gần 30%.
Bên cạnh đầu tư cho hệ thống chỉ dẫn, thuyết minh tại các điểm di tích, cải tạo cảnh quan khu vực, thi công tiểu cảnh theo mùa để thu hút du khách, tại đây còn cung cấp nhiều dịch vụ giúp tăng cường trải nghiệm du khách như dâng hương tưởng niệm các bậc tiên đế, chụp ảnh trang phục hoàng cung, thưởng thức nghệ thuật diễn xướng dân gian hoàng cung… Nhờ đó, lượng khách đến với Hoàng thành Thăng Long không ngừng tăng qua các năm.
Đoàn học sinh tiểu học và du khách tham quan di tích theo hướng dẫn của hướng dẫn viên.
Nếu năm 2013 mới chỉ có khoảng 120 nghìn lượt khách thì đến năm 2019, lượng khách đến Hoàng thành Thăng Long đã đạt hơn 517 nghìn lượt, thu phí hơn 10,5 tỷ đồng.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội đã kết nối chặt chẽ với Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm đầu tư xúc tiến Thương mại và Du Lịch Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO để quảng bá rộng rãi hình ảnh di sản Hoàng thành Thăng Long trong các chương trình xúc tiến du lịch tại Hà Nội và các tỉnh, thành; tham gia Ngày hội kích cầu du lịch, Tháng khuyến mại Hà Nội…để quảng bá hình ảnh và các chương trình du lịch của Hoàng thành Thăng Long.
Toàn cảnh và bên trong Di tích cách mạng Nhà D67 hiện nay.
Từ cuối năm 2020 đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đã phối hợp Công ty Lữ hành Hanoitourist xây dựng tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”. Cùng với đó là tour “Chạm vào quá khứ”, đưa du khách tham quan khu di sản với lộ trình cơ bản, nhấn vào các điểm tham quan nổi bật nhất như Đoan Môn, chiêm ngưỡng những di vật quý giá phát lộ từ lòng đất, khám phá Nhà D67, dâng hương tưởng nhớ các vị tiên đế, trải nghiệm nước giếng Hoàng cung…, thu về nhiều đánh giá tích cực từ du khách.
Với mong muốn nâng cấp các giá trị tiện ích và làm mới hơn trải nghiệm của du khách tại Hoàng thành Thăng Long, thời gian gần đây, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để xây dựng sản phẩm tham quan, du lịch được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội vô cùng coi trọng.
Tiêu biểu phải nói đến việc xây dựng hệ thống thuyết minh tự động trên điện thoại thông minh, màn hình tương tác diễn giải lịch sử, xây dựng cơ sở dữ liệu 3D về di tích, di vật…
Khách tham quan trưng bày bảo vật hoàng cung.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc sử dụng công nghệ số để phát huy giá trị di tích càng được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội nghiên cứu, đẩy mạnh. Một trong những dấu ấn nổi bật là việc xây dựng tour tham quan ảo 360 độ di tích Nhà và hầm D67 nằm trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long, giúp công chúng tìm hiểu không gian kiến trúc chân thực, sinh động cùng các thông tin về hiện vật tiêu biểu của Tổng hành dinh Quân đội nhân dân Việt Nam những năm 1968-1975.
Cùng với đó là tour tham quan ảo Nhà trưng bày “Lịch sử nghìn năm từ lòng đất” với năm gian phòng chính cùng hàng trăm hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu được khai quật tại khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu từ thời Đại La đến thời Đinh- Lý- Trần- Lê- Mạc- Lê Trung hưng- Nguyễn; tour tham quan ảo Hầm chỉ huy tác chiến Bộ tổng tham mưu…
Hoàng thàng Thăng Long sở hữu những di tích, di vật khảo cổ học trong lòng đất, và cả những di sản trên mặt đất. Đây là đề tài hấp dẫn với các nhà khoa học và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã xây dựng Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội, thực hiện mục tiêu đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành công viên di sản giữa lòng Thủ đô.
Trên cơ sở đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (tỷ lệ 1/500) đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt ngày 21-8-2015; Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã xây dựng Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội, bao gồm nhiều dự án thành phần, thực hiện mục tiêu đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành công viên di sản giữa lòng Thủ đô.
Để làm được điều này đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao độ của các ban, ngành chức năng, cơ quan quản lý, các nhà khoa học và cả người dân trên cơ sở tham vấn kinh nghiệm quản lý, bảo tồn di sản từ thế giới.
Đang tải...