Cung triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia
11/12/2023
Trước bậc thềm vào chánh điện ngôi chùa Khmer có nhiều tượng Chằn (Year) đứng bảo vệ ngôi chùa. Có nhiều giả thuyết về Chằn tinh, nó có thể là con cọp, là con trăn hay một con quỷ… .Trong văn hóa Khmer, hình tượng Chằn mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Trong văn học, truyện cổ tích Khmer, hình tượng Chằn thường tượng trưng cho cái xấu, cái ác, nhân vật phản diện, chuyên gây ra nghịch cảnh, đau khổ cho nhiều người. Nhưng trong các lễ nghi tín ngưỡng dân gian, người Khmer đã biết cách dung hòa tín ngưỡng liên quan đến Chằn và Phật giáo. Đồng bào mượn hình ảnh Chằn để thể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn trong đời sống. Chằn xuất hiện với chức năng như vị thần bảo vệ người dân, bảo vệ chùa mang ý nghĩa cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng hung tàn. Tượng Chắn đã được Đức Phật thu phục để bảo vệ chánh điện, bảo vệ sự bình yên cho dân lành. Ngôn ngữ Khmer gọi “Chằn” là Year, là nhân vật hoang tưởng có sức mạnh phù phép. Tượng Chắn được đắp nổi với hình dáng được nhân cách hóa, dưới dáng vẻ của một võ tướng có thân hình cao lớn, to khỏe, dáng đứng thẳng, gối khuỳnh và hai bàn chân quặt hẳn ra hai bên. Mặt tượng Chắn rất dữ dằn: Mắt lồi xếch ngược, mũi bạnh, tai thú cách điệu, miệng há rộng với những răng nanh to nhọn, tay cầm chày trông rất dữ tợn. Hình tượng của Chắn được hiện diện ở chùa với ý nghĩa đã cải tà quy chánh, vừa bảo vệ chánh pháp cũng vừa nhắc nhở tín đồ hãy cố làm điều phước thiện, tránh gây tội lỗi gian ác, nếu không sẽ bị chằn trị tội. Sự hiện diện của Chằn trong chùa cũng là để tôn lên cái triết lý thâm diệu tất thắng của chân, thiện, mỹ và cái ác cuối cùng rồi cũng phải bị triệt hạ và quy phục. Hình tượng Chằn trong các tác phẩm điêu khắc chính là những bài học đạo đức, mang tính nhân văn, giáo dục nhân cách con người, đưa con người đến một cuộc sống hướng thiện, tích đức.
Đang tải...